Thông tấn xă b́nh luận Trung Quốc của Hồng Kông đăng tải bài viết tiêu đề "Trọng điểm chuyến công du nước ngoài của quan chức cấp cao Việt Nam là nước cờ ở Biển Đông". Nội dung bài viết cho rằng, các chuyến công du nước ngoài của quan chức cấp cao Việt Nam nhằm t́m kiếm cơ hội có lợi trong tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc.
Chỉ trong ṿng chưa đầy nửa tháng, quan chức cấp cao của Việt Nam đă tiến hành thăm 3 nước xung quanh, đầu tiên là chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ ngày 19-21/6, tiếp đó là chuyến thăm Thái Lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 25-27/6 và cuối cùng là chuyến thăm Indonesia của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang từ ngày 27-28/6.
Mục đích của những chuyến thăm này nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tăng tiếng nói trong các sự vụ ở khu vực, t́m kiếm hợp tác và viện trợ về kinh tế, thực hiện tăng trưởng về kinh tế. Tuy nhiên, nh́n vào căng thẳng trên Biển Đông hiện nay và sự lựa chọn các nước để đi thăm có thể thấy, trọng điểm của những chuyến thăm này là nước cờ của Việt Nam đối với Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông.
Indonesia là nước lớn nhất ở Đông Nam Á, Thái Lan là nước điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc và cả hai nước này đều có quan hệ đối với ASEAN và Trung Quốc, có ảnh hưởng quan trọng về lập trường của ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Quan chức cấp cao của Việt Nam lựa chọn hai nước Indonesia và Thái Lan để đi thăm có ảnh hưởng tới lập trường về Biển Đông của hai nước này nhằm thực hiện mục tiêu có lợi ở Biển Đông.
Nguồn tin này cũng cho rằng, trong những năm qua, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông ngày càng căng thẳng, "nhằm đối phó với Việt Nam và Philippines, Trung Quốc cũng đă tăng cường các hoạt động bảo vệ chủ quyền của ḿnh ở Biển Đông để thực hiện tham vọng cái gọi là kiên quyết ngăn chặn ư đồ của Việt Nam và Philippines đơn phương gọi thầu khai thác, thăm ḍ nguồn tài nguyên dầu khí ở Biển Đông, kiên quyết bảo vệ chủ quyền ở băi cạn Scarborough/Hoàng Nham, thống nhất lực lượng tuần tra chấp pháp định kỳ trên biển, thực hiện diễn tập của 3 hạm đội lớn của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, đưa ngư dân tới tác nghiệp ở Biển Đông nhằm tuyên bố chủ quyền".
|
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến thăm Trung Quốc |
Báo Hồng Kông cũng nhận định rằng, thái độ kiên định bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông đối với các hoạt động của Việt Nam cũng không c̣n, đặc biệt là trong năm nay Việt Nam không đơn phương gọi thầu khai thác, thăm ḍ nguồn tài nguyên dầu khí để dẫn tới những căng thẳng trên biển, thay vào đó là những hành động nhằm chống lại tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc như phản đối ngoại giao, mua sắm trang thiết bị quân sự tiên tiến. Không chỉ thế, Trung Quốc luôn đơn phương khoe khoang sức mạnh quân sự ở những khu vực tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
Các nguồn tin cho rằng, Trung Quốc c̣n đề nghị các nước ASEAN kư kết hiệp định về việc không sử dụng vũ lực trước, tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau trong nội bộ ASEAN và mở rộng các nước ở khu vực châu Á - Thái B́nh Dương. Và Việt Nam là h́nh tượng về duy tŕ ḥa b́nh, ổn định ở khu vực Biển Đông.
Tại 3 nước tới thăm là Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, các quan chức cấp cao Việt Nam đă tiến hành hội đàm liên quan đến vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, tuy nhiên cách diễn đạt về tranh chấp ở Biển Đông không giống nhau, thậm chí là rất khác nhau. Nếu như trong bản thông cáo chung với Trung Quốc nhằm giới thiệu Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy các dự án hợp tác trong lĩnh vực mẫn cảm, xây dựng bầu không khí tin tưởng, tuy không đề cập đến việc thúc đẩy Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhưng trên thực tế đây là nền tảng cho việc thúc đẩy COC. Tại Thái Lan và Indonesia, các quan chức cấp cao của Việt Nam lại sử dụng từ khôi phục lại các Quy tắc trước đây. Trong bản thông cáo chung với Thái Lan và Indonesia cho rằng, COC cần phải sớm khởi động và đi đến kư kết.
Thời cơ các quan chức cấp cao của Việt Nam thăm nước ngoài cũng là kết quả của sự lựa chọn. Sau khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kết thúc chuyến thăm tới Indonesia th́ hàng loạt hội nghị của ASEAN đă được tổ chức, cụ thể từ cuối tháng 6 tới đầu tháng 7, ASEAN đă tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Hội nghị ASEAN và các nước đối tác, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3, Diễn đàn khu vực ASEAN. Báo chí đă đưa tin rằng, trong bản dự thảo về tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ lại một lần nữa kêu gọi đưa ra COC.
Nguồn tin này của Hồng Kông cho rằng: "Tóm lại, có thể thấy sách lược của Việt Nam đối với vấn đề tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam dường như đă được chuyển từ 'phản kháng mạnh' như trước kia sang 'dao mềm' như hiện nay". Như lời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng, từ DOC tới COC là một quá tŕnh liên tiếp và dần dần. Tuy nhiên, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng cho rằng, cần phải nỗ lực và quyết tâm cao độ của hai nước để biến hiệp định mà các nhà lănh đạo Trung Quốc và Việt Nam đă đạt được trở thành hiện thực.
Để thực hiện nhận thức chung về tranh chấp ở Biển Đông của các nhà lănh đạo Trung Quốc và Việt Nam cũng là một quá tŕnh dài. Cho nên, sách lược về Biển Đông của Việt Nam tuy có sự thay đổi nhưng thực chất là phương thức thay đổi bề ngoài để thúc đẩy COC, ràng buộc những hành động ở Biển Đông của Trung Quốc nhằm giữ nguyên hiện trạng về tranh chấp trên Biển Đông với mục đích tận dụng lực lượng tập thể của các nước ASEAN để đạt được lợi ích ở Biển Đông.
Gia Nghĩa (Theo Military)
Xa lộ tin tức