Cái nh́n sâu hơn về hành động của các lănh đạo Trung Quốc trong tuần hỗn loạn vừa qua cho thấy những điểm yếu trong nỗ lực định hướng lại nền kinh tế.
Wall Street Journal trích dẫn một tài liệu nội bộ cho rằng nguyên nhân khiến NHTW Trung Quốc (PBOC) đă đẩy lăi suất lên mức cao kỷ lục trong hai tuần vừa qua là do họ không c̣n sự lựa chọn nào khác trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng không thể kiểm soát.
Tuy nhiên, do không thể truyền đạt rơ ràng thông điệp này vào đúng thời điểm những lo lắng về đà suy giảm của nền kinh tế khiến ḍng vốn ngoại bị rút ra ồ ạt cùng với tín hiệu của Fed, chính PBOC đă góp phần khiến nỗi lo lắng trên thị trường toàn cầu dâng cao.
Sau những hỗn loạn (trong đó có lời đồn đại cho rằng một ngân hàng lớn đă mất khả năng thanh toán), các lănh đạo Trung Quốc đang đổ lỗi cho đầu cơ và truyền thông thổi phồng vấn đề. Tuy nhiên, một số nhà b́nh luận cho rằng lỗi thuộc về sự vụng về của PBOC và các quan chức cấp cao. Các lănh đạo Trung Quốc đă thể hiện họ thiếu kinh nghiệm trong việc dự đoán phản ứng của thị trường (cả nội địa và quốc tế) trước hành động của họ.
Theo Eswar Prasad, chuyên gia đến từ đại học Cornell, chính sách tốt nhất vẫn có thể khiến thị trường hỗn loạn nếu như NHTW thiếu minh bạch và thông điệp không được truyền đi một cách rơ ràng.
Và, Trung Quốc không phải là nước duy nhất sảy chân khi cố gắng phát tín hiệu về những thay đổi trong chính sách tiền tệ. Thậm chí, Fed – cơ quan dày dặn kinh nghiệm – cũng phải mất một tuần nỗ lực để có thể trấn an thị trường sau khi Ben Bernanke đề cập đến việc thu hẹp chương tŕnh kích thích.
Kể từ đầu tháng 6, PBOC đă buộc các ngân hàng phải tránh xa các "ngân hàng trong bóng tối" - cụm từ ám chỉ các công ty tín thác, môi giới cầm đồ, các công ty cho thuê tài chính ... Để đạt được điều này, PBOC từ chối không bơm tiền cho thị trường liên ngân hàng, buộc các ngân hàng phải thay đổi hoạt động cho vay.
Ngày 20/6, các lănh đạo Trung Quốc lại lo sợ t́nh trạng căng thẳng tín dụng đă vượt ngoài tầm kiểm soát. Lăi suất qua đêm mà các ngân hàng đi vay lẫn nhau tăng vọt lên 30%. Lời đồn đại cho rằng Bank of China mất khả năng thanh toán quốc tế càng lan rộng khi tờ The 21st Century Business Herald đưa tin website của ngân hàng này ngừng hoạt động vào lúc 6h chiều.
Đến khoảng 8h tối, Bank of China đưa ra thông báo bác bỏ thông tin trên. Ngân hàng này cũng tuyên bố sẽ kiện "các tổ chức và cá nhân tạo nên và lan truyền tin đồn".
C̣n ở Trung Nam Hải, điều đó là chưa đủ. Phó Thủ tướng Ma Kai yêu cầu cơ quan an ninh tiến hành điều tra. Cùng lúc đó, các phương tiện truyền thông của Trung Quốc được lệnh không được phép sử dụng các cụm từ như "khủng hoảng tiền mặt" và "thiếu thanh khoản" trong các bản tin.
Kể từ năm 2009, nợ trong nước của Trung Quốc bắt đầu gia tăng chóng mặt. Mùa xuân năm 2013, PBOC và cơ quan quản lư ngành ngân hàng thắt chặt các quy định nhưng điều này không thể mang lại kết quả. 5 tháng đầu năm 2013, tín dụng nội địa tăng tới 52% so với cùng kỳ năm trước.
Theo tài liệu mật về cuộc họp nội bộ hôm 19/5 của PBOC, PBOC đặc biệt lo lắng khi chỉ trong 10 ngày đầu tiên của tháng 6, các ngân hàng Trung Quốc đă tăng lượng tiền cho vay thêm 1.000 tỷ nhân dân tệ. Đây là hiện tượng chưa từng có trong lịch sử. Khoảng 70% số tiền này là các khoản tín dụng ngắn hạn hầu như không xuất hiện trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Như vậy, có thể thấy đây là thủ thuật để các ngân hàng trốn tránh các yêu cầu của cơ quan quản lư chứ không phải các ngân hàng tích cực giải ngân cho các doanh nghiệp hoặc dự án.
PBOC nhận định "một số ngân hàng nghĩ rằng chính phủ sẽ thực hiện chính sách kích thích bởi nền kinh tế đang giảm tốc và do đó họ muốn "đi trước một bước". Một số ngân hàng, trong đó có Postal Savings Bank of China, China Citic Bank Co., China Minsheng Bank Corp. và Ping An Bank Co. là những cái tên được liệt kê.
Cuộc họp này được chủ tŕ bởi Zhang Xiaohui, trưởng bộ phận chính sách tiền tệ của PBOC. Ông Zhang cho rằng các ngân hàng không nên dựa vào PBOC để t́m kiếm tiền mặt mỗi khi gặp rắc rối. PBOC sẽ không nới lỏng chính sách tiền tệ trừ khi nền kinh tế giảm tốc rơ rệt.
Sau đó, quyết định của PBOC được chính phủ thông qua. Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đưa ra thông báo sẽ giữ nguồn cung tiền ở mức "hợp lư" và muốn tiền đổ vào "một số ngành chiến lược mới nổi". Thông điệp này không hề đề cập đến việc ổn định thị trường. Theo Lu Feng, chuyên gia đến từ Đại học Bắc Kinh, đây là dấu hiệu cho thấy chính phủ sẽ tuân thủ chặt chẽ chính sách mà họ đang hướng tới, bất chấp thị trường vẫn kỳ vọng về kích thích.
Lo lắng rằng các ngân hàng không nhận được thông điệp, PBOC triệu tập một số ngân hàng và quyết định cấp thêm tiền cho họ. Thông điệp của PBOC là: Hăy sử dụng tiền một cách thông minh.
Cuối cùng, PBOC bị chỉ trích đă để chiến dịch thất bại và ngay lập tức chuyển sang mục tiêu trấn an nỗi sợ bao trùm thị trường. Trong 3 ngày liên tiếp, PBOC khẳng định thanh khoản của hệ thống tài chính vẫn ở trạng thái dồi dào. PBOC đă bơm tiền vào một số định chế tài chính và sẽ tiếp tục làm như vậy khi cần thiết.
Vẫn giống như những lần trước đó, phải mất vài ngày để PBOC có thể trấn an nhà đầu tư. Kết quả là, TTCK Trung Quốc có ngày giảm điểm tệ nhất trong gần 4 năm. Không chỉ có vậy, chứng khoán khu vực và thị trường hàng hóa cũng chao đảo.
Chỉ đến phiên họp tiếp theo diễn ra vào ngày 26/4, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc mới đưa ra thông báo bao gồm cụm từ mà đáng lẽ ra phải có từ một tuần trước đó: ổn định thị trường.
Hành động của PBOC và Hội đồng Nhà nước cũng đă giúp chi phí đi vay trên thị trường liên ngân hàng giảm nhiệt. Tuy nhiên, lăi suất liên ngân hàng hiện vẫn cao hơn mức trung b́nh và các chuyên gia dự đoán hiện tượng này chưa thể chấm dứt.
Phát biểu tại diễn đàn tài chính tại Thượng Hải tuần trước, Thống đốc PBOC Châu Tiểu Xuyên đă khẳng định: "Một mặt, chúng tôi sẽ định hướng sao cho các định chế tài chính có tăng trưởng tín dụng hợp lư. Mặt khác, chúng tôi cũng sẽ triển khai nhiều công cụ điều chỉnh thanh khoản của thị trường tại những thời điểm thích hợp để giữ cho thị trường ổn định".
Liệu Bắc Kinh có tuân theo kế hoạch này hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào diễn biến của nền kinh tế. Quư I vừa qua, Trung Quốc tăng trưởng 7,7% - thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Và, nhiều nhà phân tích dự báo Trung Quốc có thể sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng 7,5% cho năm 2013 sau 15 năm liên tiếp tăng trưởng vượt kế hoạch.
Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/WSJ