Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của ĐCS TQ đă phát đi tín hiệu mạnh mẽ rằng Trung Quốc phải trở thành “cường quốc biển” trong thập kỷ tới.
Tàu chiến Trung Quốc ngày càng hiện đại.
Tại kỳ họp Quốc hội hàng năm hồi tháng 3/2013, Trung Quốc đă thành lập Ủy ban Hàng hải Quốc gia, tích hợp một loạt các cơ quan chính phủ riêng rẽ chịu trách nhiệm về hàng hải vào Cơ quan Hải dương Nhà nước và đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Bộ Tài nguyên và lănh thổ quốc gia. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm tăng cường quản lư nhà nước và quản lư các vấn đề hàng hải, cả dân sự lẫn quân sự.
Trong khi đó, Trung Quốc đă tăng đáng kể ngân sách quốc pḥng và một phần lớn trong số đó dành cho việc phát triển hải quân.
Sự đi lên của Trung Quốc trong thế kỷ 21 đă dẫn đến một chiến lược biển mạnh bạo. “Sách trắng Quốc pḥng” năm 2005 đề xuất rằng Trung Quốc nên xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh và hiện đại để bảo vệ lợi ích hàng hải của nước này.
Trong năm 2008, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đầu tiên chỉ ra rằng Trung Quốc phải thực hiện một quá tŕnh chuyển đổi từ việc từ một cường quốc lục địa để trở thành một sức mạnh trên biển.
Trong con mắt của người Trung Quốc, tất cả các cường quốc hiện nay như Mỹ, Nhật Bản và Nga đều là cường quốc biển, trong khi Trung Quốc vẫn c̣n là một “cường quốc đất liền”.
Khi Trung Quốc mạnh lên, nước này muốn có tiềm lực bảo vệ được lợi ích địa chính trị ngày càng rộng mở và các tuyến đường biển quan trọng được sử dụng để nhập khẩu các nguồn tài nguyên quan trọng. Ví dụ, 85% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca.
Quan trọng hơn, phương châm chủ đạo của chính sách đối ngoại Trung Quốc đă thay đổi một cách tinh tế. Kể từ năm 2009, Trung Quốc đă dần dần từ bỏ chiến lược “giấu ḿnh, chờ thời” của cố lănh đạo Đặng Tiểu B́nh và ngày càng ráo riết can dự vào những vấn đề toàn cầu, với châu Á là trọng tâm. Trong bối cảnh này, Trung Quốc tích cực gia tăng chiến lược hàng hải.
Về mặt địa lư có ba hướng trong chiến lược biển của Trung Quốc: Biển Hoa Đông, Biển Đông và Ấn Độ Dương. Do giá trị địa chính trị của 3 vùng biển này, Trung Quốc quyết tâm phát triển những căn cứ hải cảng để đảm bảo tiếp cận thị trường thế giới và các tuyến đường vận tải hàng hóa, tài nguyên.
Sự hiện diện ngày càng gia tăng của tàu Trung Quốc bị coi là mối đe dọa và nguồn gốc xung đột trên biển. Ảnh minh họa
Nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn không định rơ về mục tiêu và qui mô của chiến lược hàng hải. Sự mơ hồ này đă dẫn đến thái độ nghi ngờ và mất ḷng tin của các nước láng giềng. Sự hiện diện hải quân ngày càng gia tăng của Trung Quốc bị coi là một mối đe dọa và là nguồn gốc xung đột. Tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cho thấy Trung Quốc đă trở nên quyết đoán hơn và bành trướng lợi ích hàng hải và tuyên bố chủ quyền.
Bắc Kinh đă gọi các vùng biển tranh chấp là “lợi ích cốt lơi”, điều mà trước đây Trung Quốc chỉ dùng để gọi các khu tự trị như Tây Tạng và Tân Cương. Lập trường cứng rắn của Trung Quốc thể hiện ư chí mạnh mẽ trong việc xây dựng sức mạnh trên biển và mở rộng lợi ích hàng hải. Chiến lược biển đầy tham vọng của Trung Quốc đă làm dấy lên lo ngại ở Nhật Bản, Mỹ và các nước Đông Nam Á. Khi Trung Quốc tiếp tục mở rộng sức mạnh trên biển trong những năm tới, xung đột có thể xảy ra, nếu t́nh trạng nghi kị lẫn nhau và căng thẳng leo thang trong khu vực.
Lê Chân (theo Japan Times)