"Trường hợp "liệt sĩ" Được sau 40 năm trở về phần nào nói lên sự khốc liệt đến tận cùng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. 40 năm hy sinh rồi bất ngờ trở lại, có lẽ thế giới sẽ ngạc nhiên lắm về một trường hợp như vậy ở Việt Nam".
"Sự trở lại của ông Phan Văn Được như một câu chuyện cổ tích"
Chiến tranh đă lùi xa, đất đai bờ cơi đă yên b́nh. Nhưng có chiến thắng nào mà không trải qua đau thương, mất mát. Mấy mươi năm trường chinh, hàng trăm ngh́n người con thân yêu của Tổ quốc đă măi măi nằm xuống với Đất Mẹ, hàng trăm ngh́n người lính trở về quê nhà mang trong ḿnh thương tật, kư ức bi thương về chiến tranh và nói như một vị tướng: c̣n biết bao người c̣n đang mất tích, lưu lạc đâu đó chưa t́m được đường về với gia đ́nh.
Trường hợp ông Phan Hữu Được bất ngờ trở về sau 40 năm là liệt sĩ có thể nói là ḱ tích đặc biệt hy hữu. Cũng v́ thế mà niềm hạnh phúc và nỗi dằn vặt của những người c̣n sống càng trở nên da diết. Những tướng lĩnh Việt Nam, những Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân từng trải mấy mươi năm chinh chiến trên khắp các chiến trường có lẽ là những người thấu hiểu hơn hết suy nghĩ, t́nh cảm đó.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Pḥng ngậm ngùi: "Chiến tranh đă đi qua cũng lâu, những người lính như chúng tôi đă để lại phía sau lưng ḿnh những trận đánh vang dội cùng những năm tháng hào hùng đầy gian khổ, hy sinh để trở về với cuộc sống đời thường. Nơi đó có tổ tiên, ông bà, cha mẹ cùng những người thân yêu nhất đang ngày đêm mỏi ṃn, khắc khoải, trông ngóng những đứa con trở về từ các chiến trường nhưng c̣n biết bao người đồng đội của tôi vẫn măi măi nằm lại nơi chiến trường hoặc mất tích.
Trường hợp của ông Phan Hữu Được, tôi cho rằng đây là một trường hợp rất hy hữu v́ thời gian kéo dài đến 40 năm. Đây là cuộc trở về đầy xúc động và tôi tin, không chỉ riêng tôi mà nhân dân cả nước đều rất trân trọng. Theo tôi, khi ông Phan Hữu Được trở về, trước hết chính quyền địa phương phải thăm hỏi động viên, t́m hiểu tại sao lại dẫn đến việc mất tích lâu đến như thế. Bên cạnh đó, họ phải tận tâm t́m cách giải quyết giúp đỡ ông Được trong việc ăn ở, sinh hoạt thuốc men trong khi đợi cơ quan nhà nước t́m hiểu và quyết định. Chắc rằng ông Được có thể nhớ lại chiến trường năm xưa để nói lại tại sao ḿnh vẫn c̣n sống để trở về. Đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng bởi v́ không ai trong chúng ta có thể làm ngơ trước trường hợp xúc động như vậy.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Pḥng (Ảnh: Trọng Trinh)
Thứ nhất, phải huỷ giấy báo tử và công nhận ông Được là người c̣n sống, đó là một con người thật một việc thật mà chúng ta không thể bỏ qua. Thứ hai, xem xét nếu như là thương binh, bệnh binh th́ phải thẩm định thương tật để ông ấy kịp thời được hưởng chính sách đền ơn đáp nghĩa của đất nước. Thứ ba, chúng ta, những người c̣n sống, những người thuộc thế hệ sau phải có trách nhiệm giúp cho ông Được sớm ổn định cuộc sống, có nhà ở, được khám chữa bệnh, được làm bảo hiểm xă hội, bảo hiểm y tế. Không ǵ có thể bù đắp được 40 năm dài đằng đẵng đó nhưng đấy là những việc cần làm ngay".
Cũng cùng tâm trạng xúc động với Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu IV, ĐBQH các khóa VIII, IX, X, xúc động nói: "Trường hợp "liệt sĩ" Được sau 40 năm trở về phần nào nói lên sự khốc liệt đến tận cùng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trải dài mấy mươi năm trên dải đất này. 40 năm hy sinh rồi bất ngờ trở lại, có lẽ thế giới sẽ ngạc nhiên lắm về một trường hợp như vậy ở Việt Nam. Tôi từng biết có nhiều người trước đây cũng đă mất tích ở chiến trường Campuchia rồi bất ngờ quay trở lại, nhưng quăng thời gian mất tích dài như đồng chí Được th́ thực sự rất hiếm. Sự mất mát của những chiến sĩ trong hai cuộc chiến tranh tàn khốc ngoài mặt trận thực sự không ǵ đo đếm được. Con người ấy nếu không có đủ sự kiên cường sẽ không thể t́m đường trở về. Ông Được đă trở về sau hơn 40 năm là một kỳ tích với gia đ́nh, bạn bè và nhân dân cả nước, không chỉ tôi mà tôi tin, dư luận cả nước cũng ̣a lên niềm hạnh phúc bất ngờ. Đó là niềm vui khôn tả của t́nh đồng đội, t́nh cảm của gia đ́nh, t́nh quê hương đất nước khi đón một người thân thương từ cơi chết trở về".
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước
"Cần một chế độ đặc cách cho những trường hợp liệt sĩ trở về"
Trầm ngâm bên chén trà đặc, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói: "Sự trở lại của đồng chí Được có thể nói như một huyền thoại với những người lính như chúng tôi. Sau 40 năm, dù sau này có thể làm lại sổ thương tật hay bất kỳ việc ǵ cũng không thể bù đắp được sự thiệt tḥi của liệt sĩ Được trong từng ấy thời gian dài đằng đẵng. Chúng ta cần có một chế độ đặc cách cho những người lính đặc biệt như "liệt sĩ" Được. Đảng ta nên có chính sách kết hợp với các Đảng nhà nước khác để có thể t́m được những người con thất lạc t́m về bởi có thể c̣n nhiều người vẫn đang c̣n mất tích như ông Được, họ vẫn c̣n đang lưu lạc đâu đó chưa t́m được đường về với gia đ́nh. Tôi cho rằng, 40 năm vượt lên bệnh tật để trở về cũng là một sự cống hiến. Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, tại Liên Xô cũng có những con người như vậy. Nhưng trường hợp như liệt sĩ Được thực sự là hiếm có, như một huyền thoại, như một chuyện cổ tích nào đó nhưng thực tế lại là sự thực ở ngay Việt Nam ta. Cuộc đời sau 40 năm của ông Được chịu đựng là cả một kỳ tích đối với bất kỳ người lính nào. Trường hợp của đồng chí Được c̣n là một trường hợp tiêu biểu cho con người Việt Nam với ư chí kiên cường của đỉnh cao. Con người Việt Nam luôn có ư chí nghị lực, bản lĩnh th́ chắc chắn không chỉ trong chiến tranh mà trong mọi mặt cũng sẽ có thể có những con người vươn lên đỉnh cao như thế".
Thiếu tướng - Anh hùng LLVTND Lê Mă Lương
Rất xúc động khi đọc những bài báo về trường hợp ông Phan Hữu Được, Thiếu Tướng Lê Mă Lương không khỏi ngạc nhiên đến bất ngờ: "Với tôi, thông tin về đồng chí Phan Hữu Được trở về là một sự kiện rất độc đáo. Bằng chứng là Thủ tướng cũng đă trích hẳn một phần lương để ủng hộ ông Phan Hữu Được. Một con người tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nhưng không được hạnh phúc trọn vẹn mặc dù chiến tranh đă kết thúc. Sự kiện đồng chí Được thực sự đă tạo lên một làn sóng thể hiện t́nh cảm rất đặc biệt của con người với con người. Với tôi sau khi tiếp xúc với những thông tin trên báo Dân trí thấy ngạc nhiên vô cùng. Một con người hiếm hoi đến mức trên thế giới cũng không có nhiều trường hợp như vậy. Là những người lính chúng tôi quá thấu hiểu điều đó.
Lư giải về những khó khăn khi làm thủ tục "để làm người c̣n sống" của ông Phan Hữu Được, tướng Lê Mă Lương cho rằng: "Sự kiện đồng chí Được bất ngờ trở về là một cú sốc, ngỡ ngàng với địa phương. Những người có trách nhiệm thể hiện sự lúng túng, theo tôi, cũng không quá khó hiểu. Khi báo chí vào cuộc buộc địa phương phải nhận thức lại. Tôi không cho đó là sự nhẫn tâm...
Có thể, trường hợp như ông Phan Hữu Được trong tương lai sẽ c̣n xuất hiện. Đảng và Nhà nước ta nên có chính sách với những người như vậy. V́ một lư do nào đó, sau mấy chục năm họ bất ngờ quay trở về. Chúng ta không thể biết trước được điều ǵ do đó nên có những chính sách cần thiết. Trường hợp như Phan Hữu Được là con người có phúc và sự may mắn rất lớn".
“Liệt sĩ trở về” được nhận nuôi dưỡng suốt đời
Đại tá Đặng Ngọc Oanh, Tổng Giám đốc Công ty Nam Triệu - đơn vị trực thuộc Công an thành phố Hải Pḥng, cho biết, sau khi đọc được thông tin về “liệt sĩ” Phan Hữu Được trên báo Dân trí, ông rất xúc động và cảm kích trước sự chịu đựng và hy sinh của người lính năm xưa. Đơn vị ông đă họp và đi đến thống nhất nhận phụng dưỡng ông Được đến hết phần đời c̣n lại.
Đại tá Đặng Ngọc Oanh trao quà cho ông Được
Ngày 2/7, Đại tá Đặng Ngọc Oanh cùng nhiều cán bộ, chiến sĩ đă tổ chức về tận nơi thăm hỏi, tặng quà và chuyển số tiền 10 triệu đến ông Được. Riêng Đại tá Oanh đă trích lương của ḿnh gửi tặng ông Được 5 triệu đồng.
Tại buổi thăm hỏi này, Công ty Nam Triệu cũng chính thức thông báo đến ông Được và gia đ́nh về việc nhận nuôi dưỡng ông đến trọn đời. Mỗi tháng công ty sẽ gửi biếu ông Được 5 triệu đồng, bắt đầu từ tháng 7 này. Ngoài khoản tiền phụng dưỡng hàng tháng, công ty cũng sẽ đón nhận ông Phan Hữu Được như một người cha để thường xuyên thăm hỏi, động viện và quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần.
|
Xuân Ngọc - Trọng Trinh