06-30-2013
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Truyền thông TQ 'luận tội' Philippines ở Biển Đông
Những cảnh báo này được đưa ra ngay trước thềm Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 46 và các hội nghị cấp cao khác giữa ASEAN và các đối tác, trong đó có Trung Quốc.
Dự kiến, các vấn đề an ninh khu vực và thúc đẩy đàm phán thống nhất bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc pháp lư, nhằm kiểm soát các xung đột hàng hải trong khu vực tranh chấp sẽ là trọng tâm thảo luận tại các hội nghị này.
 | Hải quân Philippines và Mỹ đang tập trận CARAT 2013 trên Biển Đông, gần băi cạn tranh chấp Scarborough |
Trong một bài b́nh luận đăng trên trang nhất phiên bản quốc tế của tờ Nhân dân nhật bảo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đă quy kết Philippines “phạm 7 tội” ở Biển Đông.
Trong đó có các “tội”: Chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – PV); Mời gọi vốn nước ngoài vào tham gia phát triển dầu mỏ và khí đốt ở vùng biển tranh chấp; Thúc đẩy quốc tế hoá hồ sơ Biển Đông.
Nhân dân nhật báo c̣n cho rằng, Hoa Kỳ - một đồng minh của Philippines và là nơi Manila đang muốn dựa vào để đối phó với Trung Quốc, như là một “người bảo trợ”, đồng thời gọi ASEAN - tổ chức nơi Philippines là một thành viên, đang hối thúc Bắc Kinh đàm phán COC, là “kẻ đồng lơa”.
“Philippines biết điểm yếu của họ. Họ tin rằng “một đứa trẻ cứ khóc th́ sẽ có sữa để uống”, tờ Nhân dân nhật báo viết, cáo buộc Manila đă dùng nhiều thủ thuật “vô đạo đức” ở các vùng biển tranh chấp.
Việc “phản công” chống lại Philippines sẽ không thể tránh khỏi nếu Manila tiếp tục “khiêu khích” Bắc Kinh ở Biển Đông, Nhân dân nhật báo cho hay.
Trước đó, ngày 28/6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đă lên tiếng cảnh báo: “Nếu một số nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông lựa chọn đối đầu, con đường đó sẽ dẫn đến một kết cục bi đát. Nếu các quốc gia này lại cố gắng củng cố những căn cứ yếu kém của họ thông qua sự giúp đỡ của các lực lượng bên ngoài th́ cũng sẽ là vô ích và cuối cùng sẽ chứng minh đó là một tính toán sai lầm chiến lược, không đáng để nỗ lực”.
Căng thẳng tranh chấp lănh thổ giữa Bắc Kinh và Manila xung quanh chủ quyền với băi cạn Scarborough từ năm ngoái hiện đang có xu hướng tiếp tục leo thang khi cả 2 nước giờ đây lại vướng vào một tranh chấp mới với chủ quyền Băi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Philippines chiếm đóng phi pháp và Trung Quốc cũng đ̣i chủ quyền – PV).
Những tuần qua, Trung Quốc liên tục khẳng định quyết tâm và ư chí đối với việc bảo vệ cái gọi là "chủ quyền quốc gia" là không thay đổi, đồng thời cho rằng việc tàu chiến Philippines “mắc cạn” không h́nh thành sự chiếm đóng phi pháp đối với Băi Cỏ Mây.
Trong khi đó, Philippines cũng tuyên bố khẳng định Philippines có thể làm bất cứ điều ǵ ở băi cạn Ayungin (tên Philippines tự đặt cho Băi Cỏ Mây - PV) mà không cần thông báo cho Trung Quốc và cáo buộc các tàu Trung Quốc hiện diện bất hợp pháp tại khu vực này.
Bên cạnh đó, một quan chức quân sự của Philippines c̣n khẳng định, Manila sẽ tiến hành kế hoạch xây dựng căn cứ không quân và hải quân ở Vịnh Subic và cho phép quân đội Mỹ sử dụng chúng cùng một căn cứ cũ tại đây để đối phó với sự hiện diện ngày càng tăng của quân đội Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp.
|
|
|