HÀ NỘI 22-6 (NV) - Chế độ độc tài đảng trị tại Hà Nội hoăn sửa đổi Hiến Pháp và Luật Đất Đai cho tới khóa họp Quốc Hội sắp tới dự trù vào Tháng 10-2013 tới đây.

Người dân bị nhà cầm quyền cướp đất rồi đền bù với một số tiền nhỏ gần như cướp trắng nên hàng ngàn vụ khiếu kiện diễn ra khắp nơi trên cả nước.(H́nh: Blog Tễu)
Quốc hội CSVN kết thúc khóa họp đầu năm hôm Thứ Sáu, 21 tháng Sáu, và gác lại hoặc lờ nhiều đạo luật chính yếu, từng gây phẫn nộ trong xă hội, bên cạnh những ồn ào về sửa lại bản Hiến Pháp phản dân chủ.
Trong bài phát biểu kết thúc kỳ họp thứ 5 của cái Quốc Hội hiện tại, Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội CSVN loan báo “tiếp tục tiếp nhận ư kiến góp ư của nhân dân” về bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp. Đồng thời, dự án Luật Đất Đai cũng bị hoăn theo v́ “rất quan trọng, tác động trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xă hội, sự ổn định, phát triển đất nước và đời sống của mọi người dân.” Cả hai dự án vừa kể “tiếp tục hoàn thiện, tŕnh Quốc Hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ sáu.
Cuối năm ngoái, hệ thống báo đài loan tin rộng răi kế hoạch sửa đổi lại bản Hiến Pháp có từ năm 1992 đến nay. Tất cả các quyền căn bản của công dân đều có trong đó nhưng đều có cái đuôi “theo sự quy định của pháp luật” để siết lại. Hàng trăm, hàng ngàn người đă bị nhà cầm quyền bỏ tù, sách nhiễu, khủng bố khi người ta sử dụng cái quyền đó.
Hàng chục ngàn người đă kư tên vào bản kiến nghị (do 72 trí thức, nhân sĩ khởi xướng) đ̣i hỏi chế độ Hà Nội hủy bỏ điều 4 trong bản Hiến Pháp (dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN) cũng như trả lại các quyền thật sự cho người dân, không phải chỉ có trên giấy và vẫn dùng guồng máy Công an đàn áp.
Hàng chục ngàn người khác cũng kư tên hậu thuẫn cho bản đề nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, kêu gọi chế độ bỏ điều 4 Hiến Pháp, trả quyền tư hữu và các quyền căn bản cho dân.
Trong khi đó, nhà cầm quyền mở chiến dịch quy mô “lấy ư kiến” nhân dân về sửa Hiến Pháp nhưng thực chất chỉ là tṛ lừa gạt. Đại đa số người dân được “lấy ư kiến” đă “kư khống” tức không ư kiến trên cái tṛ lấy ư kiến giả vờ. Những ai có ư kiến khác hoặc phản đối th́ bị đe dọa.
Ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội CSVN, đơn vị Đồng Nai, nh́n nhận trên báo VietnamNet ngày 27/5/2013 qua lời phát biểu tại phiên họp rằng “bất kỳ lúc nào ta cũng nói đến chuyện lấy ư kiến nhân dân, nhưng toàn là chuyện nhân danh cả thôi.”
Vào lúc đó, ông Quốc đă được nghe nói tới chuyện “treo” việc sửa Hiến Pháp và thảo luận về nhiều đạo luật khác cần sửa đổi nên ông đă kêu rằng khi “treo” chuyện sửa Hiến Pháp th́ những luật khác như Luật Đất Đai, Luật Biểu T́nh, luật thể hiện quyền lập hội và hội họp, luật trưng cầu dân ư... sẽ “lại tiếp tục treo” dù đă được chuẩn bị soạn thảo.
Suốt nhiều năm qua và trong thời gian Quốc Hội CSVN họp những ngày gần đây, các cuộc biểu t́nh và khiếu kiện của giới nông dân bị nhà cầm quyền “thu hồi” đất rồi đền bù bằng số tiền tượng trưng gần như cướp ngang tài sản của người ta.
Nhận định về bản dự thảo sửa đổi Luật Đất Đai, ông Đặng Hùng Vơ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên – Môi Trường CSVN cho rằng, nó không có ǵ khác với cái đang có, ngoài sự thay đổi từ ngữ để lừa dân.
“Có thể thấy, sự thật là giữ nguyên theo dự thảo (Luật Đất Đai) trước, không thay đổi về nội dung. Các loại dự án bị thu hồi vẫn giữ nguyên”. Tuần Việt Nam số ra ngày 19 tháng Năm, 2013 tường thuật.
Ông kêu rằng “Nếu một nhà nước can thiệp để lấy quyền lợi người này cho người kia là một xă hội không văn minh, dân chủ, công bằng.”
Ngày 23/2/2013, trong cuộc phỏng vấn của tờ Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Tŕu, nguyên phó thủ tướng CSVN khuyến cáo “nếu chúng ta giải quyết vấn đề đất đai không tốt sẽ tạo ra đối kháng giữa chính quyền và nhân dân”.
Ông nh́n nhận “một số người giàu nhanh nhờ chính sách đất đai” bất công của chế độ. Trước đó, ngày 14/1/2013, cũng tờ Tiền Phong liệt kê ra tên một số quan chức lợi dụng chức quyền ở các địa phương để chiếm đoạt các số đất to lớn rồi bán lại, “hưởng chênh lệch” giàu lên nhanh chóng.
Những vụ đàn áp nhân dân liên quan đến tṛ giải tỏa đền bù đất đai như ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) hay Tiên Lăng (Hải Pḥng) chỉ là hai vụ tiêu biểu trong hàng ngàn những vụ biểu t́nh, khiếu kiện tập thể v́ chính sách đất đai bất công. Viên chức nhà nước hay đại biểu quốc hội CSVN nhiều lần nh́n nhận hàng chục ngàn các vụ khiếu kiện, biểu t́nh diễn ra hàng năm phần lớn bị lờ đi, trong đó, hơn 70% là về đất đai.
Blogger Đào Tuấn viết trên Blog của ông ngày 18/6/2013 là “1m2 đất đổi được tô phở. Đền bù 1m2 đất bằng giá một… cốc bia cỏ. Một mét vuông đất đền bù chưa mua nổi 2kg gạo.”
Theo sự nhận định của ông Lê Hiếu Đằng, một luật sư ở Sài G̣n, nếu chế độ Hà Nội vẫn cứ thông qua cái Luật Đất Đai sửa đổi như đang có “th́ có nguy cơ chế độ sẽ sụp đổ v́ sự phẫn nộ của nông dân, mà vụ Đoàn Văn Vươn hay Văn Giang chỉ là một loài chim báo băo.”
(TN)