Kinh tế khó khăn khiến người dân hạn chế chi tiêu hơn, đặc biệt là đối với hàng hóa xa xỉ, đắt tiền. T́nh trạng này khiến các trung tâm thương mại trong thời gian qua lâm vào cảnh ế ẩm.
Kinh doanh khó khăn hơn do lượng khách đến mua sắm ngày càng giảm đang là t́nh trạng của hầu hết các trung tâm thương mại trên địa bàn TP HCM hiện nay. Từ những trung tâm thương mại có tiếng lâu nay đến những địa điểm mới khai trương đều bao phủ không khí kinh doanh trầm lắng.
Chị Hoàng Minh Hà, kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tại Trung tâm thương mại Dimond Plaza (Q.1) cho biết: T́nh trạng ế ẩm đă diễn ra từ đầu năm đến nay, dù đă đưa ra nhiều chương tŕnh khuyến măi nhằm tăng lực mua nhưng khách hàng vẫn không mấy mặn mà ǵ. Nếu như cùng thời điểm này năm trước, chúng tôi c̣n không có cả thời gian để nghỉ ngơi th́ bây giờ dài cổ mong khách đến mua hàng.
Là trung tâm mua sắm nổi tiếng bậc nhất ở Sài G̣n không chỉ về quy mô, chất lượng và sức hút đối với giới nhiều tiền t́m đến mua sắm nhưng đến thời điểm hiện tại, để có thể hút khách đến tham quan mua sắm các cửa hàng, Dimond Plaza cũng phải tung ra những chương tŕnh khuyến măi giảm giá từ 20-50% mới mong khách đến nhiều hơn.
“Doanh số của chúng tôi sụt giảm nghiêm trọng, chỉ c̣n cách tăng khuyến măi để mong người dân chịu bỏ tiền mua thôi” - chị Hà chia sẻ.

Khách đến mua sắm tại các trung tâm thương mại ngày càng thưa thớt
Đây cũng là t́nh trạng của các cửa hàng tại Trung tâm thương mại Parkson, đường Trường Sơn (Q. Tân B́nh). Mặc dù trung tâm thương mại này có vị trí đắc địa, tọa lạc ngay bên cạnh sân bay Tân Sơn Nhất, rất thuận lợi trong việc thu hút khách hàng có tiềm năng.
Tuy nhiên, thời gian này t́nh trạng ế ẩm vẫn đeo bám các cửa hàng kinh doanh ở đây. Kinh doanh mặt hàng áo quần thời trang đă được nhiều năm, nhưng chị Trần Thị Ngọc đang suy tính đến việc trả lại quầy cho trung tâm v́ buôn bán ế ẩm khi sức mua của người dân đă giảm tới 40%.
T́nh trạng này cũng đang diễn ra tại nhiều Trung tâm thương mại lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, điển h́nh như Pico Plaza, quận Tân B́nh khi có nhiều cửa hàng trong trung tâm phải trả lại mặt bằng v́ kinh doanh không thuận lợi. Theo các chủ cửa hàng kinh doanh tại đây th́ hiện nay lượng khách đến để mua sắm rất ít, chủ yếu khách đến tham quan là chính.
Trong khi đó, để thuê một vị trí trong trung tâm th́ chủ cửa hàng phải bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ. Số tiền thuê địa điểm cộng với tiền trả nhân viên mỗi tháng lên đến cả chục đến vài chục triệu đồng, thế nhưng hàng hóa bán ra th́ thu không đủ bù chi.
“Người đến xem th́ đông thật nhưng để mua hàng hóa th́ rất ít, mời chào, giới thiệu khản cả hơi mà vẫn không có ai mua”- anh Tiến, nhân viên bán hàng tại Pico Plaza tâm sự.
Thậm chí, nhiều Trung tâm thương mại dù đă đưa vào sử dụng thời gian dài nhưng trong t́nh h́nh khách không đến mua sắm khiến diện tích mặt bằng ở những khu vực này bị bỏ trống nhiều. Đây là trường hợp của WASECO Plaza (Q.Tân B́nh) với 40% gian hàng chưa ai thuê, hay như Plaza Thiên Sơn ở (Q.7) đi vào hoạt động từ bốn năm nay nhưng vẫn không lấp đầy được chỗ trống.
Theo người quản lư của trung tâm này, nguyên nhân chính là do kinh tế khó khăn, sức mua giảm sút khiến người thuê để kinh doanh không nhiều, bên cạnh đó t́nh h́nh ế ẩm đă khiến nhiều người trả lại mặt bằng v́ không thấy cơ hội phát triển.
Nhiều ư kiến cho rằng, t́nh trạng các Trung tâm thương mại ngày càng ế ẩm ngoài lư do kinh tế khó khăn khiến người dân thu hẹp chi tiêu mua sắm c̣n do số lượng các trung tâm thương mại mọc lên nườm nượp trong thời gian gần đây.
Trong khi nhu cầu của người dân ngày càng hạn chế, kèm theo sự ra đời của các siêu thị, đại siêu thị, kênh mua sắm onlline với số lượng hàng hóa phong phú đang khiến nguồn khách hàng của trung tâm thương mại bị pha loăng.
Theo ông Sam Cucurullo, chuyên gia CBRE, các Trung tâm thương mại tại Việt Nam đang phải cạnh tranh nhiều với các kênh mua sắm khác như siêu thị, đai siêu thị, mua hàng online và cả chợ truyền thống.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, việc thắt chặt chi tiêu sẽ khiến các trung tâm thương mại xa dần với khách hàng vốn có của ḿnh. Nếu không có một chiến lược kinh doanh tốt và dài hơi th́ các trung tâm thương mại sẽ khó mang lại lợi nhuận được.
Theo quy hoạch của Bộ Công thương th́ đến năm 2020, cả nước sẽ có 1.200 siêu thị, 157 Trung tâm mua sắm, 180 Trung tâm thương mại. Nh́n vào quy hoạch này có thể thấy số lượng các Trung tâm thương mại và Trung tâm mua sắm đang bám sát nhau. Tuy nhiên, cung tăng nhưng cầu ngày càng giảm đang dần đẩy các trung tâm thương mại vào thế nguy ngập khi ế ẩm triền miên.
AP