Một cựu kỹ thuật viên CIA đă được xác định là nguồn ṛ rỉ thông tin về chương trình theo dõi điện thoại và Internet của chính phủ Hoa Kỳ, theo nhật báo Guardian của Anh.
Edward Snowden, 29 tuổi, được Guardian mô tả là cựu kỹ thuật viên CIA, hiện đang làm việc cho Booz Allen Hamilton, một nhà thầu quân sự.

Ed Snowden hiện đang ở Hong Kong
Tờ Guardian cho biết chính đương sự đã yêu cầu tiết lộ danh tính của mình.
Những thông tin được tiết lộ gần đây cho thấy các cơ quan chính phủ của Mỹ đă thu thập dữ liệu của hàng triệu cuộc gọi và theo dõi Internet.
Phát ngôn viên của Văn pḥng Giám đốc T́nh báo quốc gia Mỹ cho biết vụ việc hiện đă được đưa sang Bộ Tư pháp để điều tra h́nh sự.
Tờ Guardian dẫn lời Snowden nói ông đă bay tới Hong Kong vào ngày 20/5, nơi ông đang thu mình trong một khách sạn.
Bấ́t mãn
Ông nói với tờ Guardian: "Tôi không muốn sống trong một xă hội làm những việc như thế này ... Tôi không muốn sống trong một thế giới mà tất cả những gì tôi làm và nói bị thu lại."
Khi được hỏi nghĩ ǵ về những điều sẽ xảy ra cho bản thân, ông trả lời: "Không có ǵ tốt cả".
Ông giải thích ông đến Hong Kong là v́ nơi đây có "truyền thống tự do ngôn luận mạnh mẽ".
Trong một thông cáo, Booz Allen Hamilton xác nhận Snowden đă làm việc cho họ gần ba tháng.
"Tôi không muốn sống trong một xă hội làm những việc như thế này ... Tôi không muốn sống trong một thế giới mà tất cả những gì tôi làm và nói bị thu lại."
Edward Snowden, cựu kỹ thuật viên CIA
"Nếu tin này là chính xác thì hành động là sự vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắ́c ứng xử và các giá trị nền tảng của hăng chúng tôi," thông cáo viết.
Những thông tin ṛ rỉ đầu tiên xuất hiện vào tối thứ Tư ngày 4/6 khi Guardian đưa tin một ṭa án bí mật của Hoa Kỳ đă yêu cầu công ty điện thoại Verizon cung cấp cho Cục An ninh Quốc gia (NSA) hàng triệu dữ liệu các cuộc gọi.
Các dữ liệu này bao gồm số điện thoại của bên gọi tới và bên nhận cuộc gọi, thời lượng cuộc gọi, ngày, giờ và địa điểm cuộc gọi.
Sau đó các tờ Washington Post và Guardian tiết lộ rằng NSA đă trực tiế́p tác động vào máy chủ của chín công ty Internet trong đó có Facebook, Google, Microsoft và Yahoo để theo dơi những cuộc liên lạc trực tuyến dưới một chương tŕnh có tên gọi là Prism.
Tất cả các công ty Internet này bác bỏ việc họ cho phép chính phủ Mỹ xâm nhập vào máy chủ của họ.
Prism được cho là giúp NSA và Cục Điều tra Liên bang (FBI) xâm nhập vào các thư điện tử, nội dung chat và các h́nh thức liên lạc khác trực tiếp trên máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất của Mỹ.
Chính phủ Mỹ cùng dùng cách thức tương tự để theo dơi những đối tượng người nước ngoài bị t́nh nghi là khủng bố hay gián điệp. NSA cũng thu thập dữ liệu cuộc gọi của các công dân Mỹ nhưng không thu âm cuộc gọp.
Chính quyền được phép?
Hôm thứ Bảy ngày 8/6, ông James Clapper, giám đốc tình báo quốc gia Mỹ, đă gọi vụ ṛ rỉ là "đau đứt ruột theo đúng nghĩa đen".

Obama đã từng bị chỉ trích xâm phạm các quyền tự do của công dân
"Tôi hy vọng chúng tôi có thể lùng ra ai đang làm việc này, bởi đây nó gây tổn hại to lớn cũng như cũng như ảnh hưởng đến an ninh và an toàn của đất nước," ông nói trên NBC News hôm 8/6.
Prism được lập trình vào năm 2007 nhằm để theo dơi sâu các cuộc trao đổi trên mạng và lưu trữ thông tin về người nước ngoài.
NSA đang chuẩn bị báo cáo h́nh sự gửi lên Bộ Tư pháp về vụ việc.
Nội dung của các cuộc hội đàm qua điện thoại được Điều 4 Tu Chính pháp Hoa Kỳ bảo vệ.
Tuy nhiên, những thông tin mà bên thứ ba, chẳng hạn như các công ty điện thoại, có được, lại không bị cấm.
Điều này có nghĩa là chính quyền có thể lấy được dữ liệu của các cuộc gọi, ví dụ như thời gian và thời lượng cuộc gọi.
Văn pḥng của ông Clapper đă ra thông cáo hôm 8/6 nói rằng tất cả những dữ liệu được thu thập bằng Prism là có sự cho phép của một ṭa án bí mật về Đạo luật Theo dõi T́nh báo Nước ngoài (Fisa).
Prism được cho phép sử dụng dựa trên thay đổi của các đạo luật theo dõi được ban hành dưới thời Tổng thống George Bush và được Tổng thống Barack Obama gia hạn hồi năm ngoái.
Hôm thứ Sáu 7/6, ông Obama đă lên tiếng bênh vực chương tŕnh theo dõi này. Ông cho rằng đó là sự 'xâm phạm íi ỏi" sự riêng tư và là cần thiết để bảo vệ nước Mỹ khỏi các cuộc tấn công khủng bố.
"Không ai nghe lén điện thoại của mọi người," ông nói và nhấn mạnh việc này đã được Quốc hội chuẩn y.
BBC