TS Nishimura Masanari đóng góp và tham gia nhiều dự án hợp tác VN
Một nhà khảo cổ học Nhật Bản có hơn 20 năm gắn bó nghiên cứu ở Việt Nam vừa thiệt mạng trong một tai nạn giao thông ở Hà Nội vào sáng ngày Chủ Nhật, theo nguồn tin từ Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học Xă hội Việt Nam từ Hà Nội.
Hôm 09/6, Tiến sỹ Nishimura Masanari, người có nhiều đóng góp trong việc phát hiện, nghiên cứu các khuôn đúc trống đồng và mũi tên đồng ở Việt Nam, đă qua đời khi đang bàn làm tại một địa điểm tiếp nối Quốc lộ số 5 và Quốc lộ số 1 mới, thuộc huyện Gia Lâm.
Tiến sỹ Masanari, thuộc Đại học Tokyo, đang hợp tác với Việt Nam trong nhiều dự án từ nghiên cứu khảo cổ học tới bảo tồn di sản văn hóa. Ông có nhiều đóng góp trong các dự án nghiên cứu ở Luy Lâu, Cổ Loa, cho tới Bấm Thành Nhà Hồ và nhiều di chỉ, địa điểm khảo cổ học, sử học khác.
"Chúng tôi rất buồn và khẳng định là Tiến sỹ Masanari rất không may đă từ trần. Trong giới nghiên cứu nói chung, giới khảo cổ học Việt Nam và mọi người từ sáng đến giờ đều rất sốc," Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Viện trưởng Tống Trung Tín nói với BBC.
"Anh Nishimura đối với chúng tôi là một người bạn lớn của khảo cổ học Việt Nam, anh đă sang nghiên cứu ở Việt Nam từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990.
"Khi hoạt động ở Luy Lâu, anh Nishimura đă phát hiện ra được mảnh khuôn này, và do vậy, mảnh khuôn đó hiện nay có giá trị rất lớn trong nghiên cứu khoa học, khảo cổ học, thời đại kim khí"
PSG. TS. Tống Trung Tín
"Những công lao và phát hiện của anh ấy rất to lớn. Cách đây mấy năm, do hoạt động ở khu vực Luy Lâu, chính anh, cùng với các đồng nghiệp Việt Nam, đă phát hiện ra một mảnh khuôn đúc trống đồng ở Việt Nam.
"Cái đó có ư nghĩa rất lớn, v́ trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam là một biểu tượng của thời kỳ dựng nước, biểu tượng của tinh thần dân tộc của Việt Nam ở thời kỳ đầu tiên dựng nước của dân tộc.
"Đó đây, người ta cho rằng trống đồng không ở Việt Nam mà ở nơi khác truyền bá xuống, và một trong những điểm quan trọng trong lúc nghiên cứu biểu tượng này là rất ít t́m thấy công cụ để sản xuất ra trống đồng, tức là t́m thấy khuôn đúc, hay ḷ đúc...
"Th́ khi hoạt động ở Luy Lâu, anh Nishimura đă phát hiện ra được mảnh khuôn này, và do vậy, mảnh khuôn đó hiện nay có giá trị rất lớn trong nghiên cứu khoa học, khảo cổ học, thời đại kim khí, và nó được lưu giữ, bảo tồn ở Bảo tàng Bắc Ninh," Phó Giáo sư Tín nói về đóng góp của đồng nghiệp nước ngoài đang hợp tác với Viện của ông.
Hôm Chủ Nhật, Tiến sỹ Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo xác nhận với BBC:
"Tiến sỹ Nishimura Masanari qua đời trong tại một tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thuộc huyện Gia Lâm trong lúc ông đang đi thăm hiện trường khảo cổ ở Bắc Ninh."
'Mũi tên đồng và giao thông'
Về đóng góp của nhà khoa học Nhật Bản vừa qua đời đối với nghiên cứu Việt Nam, nhà khảo cổ học Nguyễn Quốc Tuấn nói:
"Do những kinh nghiệm của ḿnh, anh cùng với các đồng nghiệp Việt Nam đă phát hiện ra các khuôn đúc mũi tên và do đó nó khẳng định rằng các mũi tên của Việt Nam thời đại kim khí, mà cụ thể ở đây được định niên đại là ở thời kỳ An Dương Vương, là được sản xuất tại chỗ."
"Anh cùng với các đồng nghiệp VN đă phát hiện ra các khuôn đúc mũi tên và do đó nó khẳng định rằng các mũi tên của VN thời đại kim khí, mà cụ thể ở đây được định niên đại là ở thời kỳ An Dương Vương, là được sản xuất tại chỗ"
TS. Nguyễn Quốc Tuấn
"Cái kỹ thuật của mũi tên đồng Cổ Loa có khác với một số quốc gia chung quanh, thí dụ, mũi tên đồng Cổ Loa là ba cạnh, vút nhọn, như h́nh hạt quả trám, có thể nói đó là một sáng tạo có khác biệt với cùng thời, mà chắc chắn sức đẩy của nó, cũng như sức xuyên thấu của nó đă đạt được mức độ cao rồi."
Nhân dịp này, các nhà khoa học Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn các nhà quản lư giao thông cần t́m giải pháp giúp cải thiện an toàn giao thông tốt hơn để hạn chế các thương vong đáng tiếc.
Phó Giáo sư Tín nói: "Các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam cũng được khuyến cáo là phải tự ḿnh bảo vệ ḿnh, anh Nishimura rất xông xáo, và đặc thù của khảo cổ là đi rất nhiều, mà đi khảo cổ mà đi ô tô, th́ không phát hiện được cái ǵ...
"Điều ấy xảy ra thật là đáng tiếc, cho nên về vĩ mô, chắc các cơ quan chuyên môn, giao thông vận tải nên có ǵ chăng để khuyến cáo lưu ư các người nước ngoài, như trường hợp Tiến sỹ Masanari hay nhiều người khác sang Việt Nam, nên cố gắng làm cách nào đó để tự bảo vệ ḿnh, có lẽ là nên có lưu ư trực tiếp."
C̣n Tiến sỹ Nguyễn Quốc Tuấn nói: "Trường hợp của anh Nishimura là một trường hợp chắc chắn không ai muốn, nhưng nó đă xảy ra rồi.
"Và chúng ta chỉ c̣n một cách là phải cùng nhau để giải quyết vấn đề một cách rất đúng pháp luật, tường minh, khoa học và nó đỏi hỏi sự tham gia hưởng ứng, cố súy của đông đảo người dân, th́ mới đạt được môi trường giao thông đến chỗ trật tự, chứ c̣n như bây giờ, việc xảy ra tai nạn giao thông là khó tránh khỏi."
Nguồn tin từ Hà Nội cho hay Tiến sỹ Nishimura Masanari sau khi qua đời, đă được đưa tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ở Hà Nội và Viện Khảo cổ học Việt Nam đang phối hợp, hỗ trợ gia đ́nh của nhà khoa học để chuẩn bị công việc hậu sự cho ông.
Cùng hôm Chủ Nhật, truyền thông Việt Nam đưa tin đă xảy ra một số vụ tai nạn giao thông trong nước, trong đó hôm 09/6, ba người đă thiệt mạng và 30 người khác bị thương sau khi một xe khách của công ty Mai Linh gặp tai nạn, lao xuống vực ở địa bản thuộc tỉnh Quảng Nam, theo tờ VnExpress.net.
Hôm thứ Bảy, vẫn theo truyền thông trong nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă gửi công điện hỏa tốc yêu cầu xử lý hậu quả một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khác làm 7 người chết và 21 người bị thương hôm thứ Sáu 7/6 ở tỉnh Khánh Hòa.
BBC