Trước đây, gia đ́nh nào có con, em bị liệt vào thành phần “văn nghệ sĩ” th́, họ coi đó là một bất hạnh, hoặc một điều ǵ tựa như kém may mắn! Hiện nay, thành kiến kia đă thay đổi. Chẳng những thế, nhiều gia đ́nh c̣n mơ ước, chạy chọt cho con, em ḿnh trở thành ca sĩ hay tài tử... V́ đă có tiếng lại c̣n kiếm được nhiều tiền. (Trừ trường hợp các... nhà thơ Việt Nam! Dù họ có nổi tiếng bao nhiêu th́ đa số vẫn nghèo, nếu không làm thêm một công việc nào khác).

Từ trái: Anh Ngọc, Nhật Bằng, Văn Phụng.
Tuy nhiên, một số người vẫn c̣n giữ định kiến: Phàm là văn nghệ sĩ th́, hầu hết đều có một đời thường luông tuồng, buông thả, bê bối, vô trách nhiệm với gia đ́nh... Định kiến này được xây dựng trên căn bản: Văn nghệ sĩ thường không sống với thực tế, lư trí. Họ sống thuần bằng cảm tính, với buồn, vui cùng những quyết định bốc đồng, bất thường!
Thực tế, không hẳn vậy. Theo tôi, giới nào, ngành nghề nào cũng có những người sống rất nghiêm túc. Chúng ta cũng từng biết, nhiều người không thuộc giới văn nghệ sĩ nhưng, đời sống của họ có khi c̣n luông tuồng, buông thả hơn cả các văn nghệ sĩ nữa. Ngược lại, chúng ta cũng có những văn nghệ sĩ nổi danh, nhưng lại có một cuộc đời ngăn nắp, chỉn chu không thua ǵ một người b́nh thường chỉn chu nào khác.
Điển h́nh cho mẫu nghệ sĩ vừa kể, với tôi, là cố nhạc sĩ Nhật Bằng.
Những người yêu nhạc ở miền Nam, trong khoảng thời gian từ 1955 tới 1975, ít, nhiều hẳn đă từng thuộc hoặc, có nghe qua một vài ca khúc, trong số những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Nhật Bằng như “Đợi Chờ”:
“Trăng lắng sâu vào đêm đợi chờ.
Đêm thế gian quạnh cô mịt mờ.
Như ném ai vào cơi bơ vơ.
Nhưng vẫn chưa t́m thấy người mơ...”
(Theo Wikipedia) (1)
Hoặc:
“Chiều nay sương rơi ướt vai người khách giang hồ,
Trời thu hiu hắt lá rơi nhẹ cuốn theo ḍng.
Rồi c̣n t́m đâu? những năm xưa ngày ấy,
Bên nhau tiếng đàn êm đềm nhẹ lá vàng rơi...”
(Trích Nhật Bằng, “Một Chiều Thu”) (2)
Hoặc nữa:
“Ngàn hoa thắm tươi hé môi mừng chào đón xuân
Bầy chim tung cánh bay trên muôn cành cùng hát vang
Tính tang tính tang tiếng đàn vang lời ca mừng xuân vàng
về cùng ta ḥa vui thắm tươi.
Tay cầm tay cầm tay đều múa nhịp theo điệu ca cùng hát khúc ca xuân.
Xuân về chim hót ca, hoa nở t́nh thướt tha
Êm đềm ánh huy hoàng khúc b́nh minh đang reo vang...”
(Trích Nhật Bằng, “Khúc Nhạc Ngày Xuân,” hay “Khúc Nhạc Mừng Xuân”) (3)
Chẳng những nổi danh sớm, tác giả “Một Chiều Thu” c̣n được ghi nhận là đẹp trai, thư sinh ngay cả khi ông đă lớn tuổi. Vậy mà, cho đến ngày từ trần, nhạc sĩ Nhật Bằng vẫn là một người đàn ông gương mẫu. Một người chồng lư tưởng. Một người chủ gia đ́nh rất đáng được nhiều phụ nữ mơ ước...
Là một trong vài người bạn thâm niên, hiểu rất rơ cuộc sống đời thường của cố nhạc sĩ Nhật Bằng, trong bài “Nhật Bằng, chúng tôi thương tiếc anh!” nhà văn Văn Quang viết:
“Trong số những nhạc sĩ tôi quen biết, một điều có thể khẳng định ngay rằng Nhật Bằng là một nhạc sĩ tài hoa nhưng không hề ‘bay bướm’. Anh có dáng người nhỏ nhắn, đẹp trai kiểu thư sinh, ăn nói nhỏ nhẹ và luôn tỏ ra ḥa nhă trong mọi cách giao thiệp. Thấy anh, người ta cứ nghĩ là một sinh viên hơn là một nghệ sĩ. Cuộc sống của anh cũng lại gắn bó với gia đ́nh, xa lánh những chỗ ăn chơi chỉ trừ một thứ duy nhất anh thích là mạt chược, nhưng là thứ mạt chược ‘c̣m’, phải nói là ‘rất c̣m’ mới đúng. Đó là thú vui của gia đ́nh anh. Nếu cả nhà anh hợp lại đă thành một bàn mạt chược, đôi khi có thể thừa chân và gồm toàn những ‘danh thủ’ chứ không phải loại lơ mơ. Cái thú vui ấy hoàn toàn là một thú vui gia đ́nh.
“Tôi biết anh từ khi về làm ở Sài G̣n năm 1957, khi anh phục vụ ở Đài Phát Thanh Quân Đội (ĐPTQĐ), hồi đó ĐPTQĐ c̣n là một căn nhà nhỏ nằm ở mặt tiền đường Hồng Thập Tự, ra vô tự do, không một người lính gác. Ông Vũ Quang Ninh c̣n làm trưởng đài và ông Vũ Đức Vinh tức nhà văn Huy Quang làm phó kiêm trưởng ban biên tập.
Ban nhạc th́ gồm toàn những nhạc sĩ ca sĩ thượng thặng từ ‘Đệ tam quân khu’ ngoài Hà Nội chuyển vào Nam. Các Canh Thân, Đan Thọ, Anh Ngọc, Ngọc Bích, Văn Phụng, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Vũ Huyến... đều có mặt trong căn nhà nhỏ bé này. Thật ra th́ đó là những nghệ sĩ được đồng hóa vào quân đội theo khả năng và như thế dĩ nhiên không phải 'động viên' vào lính ra chiến đấu ngoài chiến trường (...).
“Dù khác nhau về công việc và cấp bậc cũng như tuổi đời, nhưng chúng tôi coi nhau như anh em bạn bè và riêng tôi vẫn giữ một sự kính trọng đặc biệt với những ông bạn này. Nhật Bằng và tôi hồi đó đều chưa lập gia đ́nh, nhưng chưa có một lần đi chơi chung. Tôi quen anh chừng hơn một năm sau anh mới lập gia đ́nh với chị Tường Vi, lúc đó cũng là một nhân viên khả ái của đài PTQĐ. Cả hai anh chị có một cuộc sống đầm ấm, khép kín trong một gia đ́nh nền nếp của những công chức cấp cao thời trước khi c̣n những ông đốc phủ sứ, những ông tham, ông phán (...).
“Suốt những năm tháng làm việc bên nhau, Nhật Bằng lặng lẽ lo công việc ‘không chuyên môn’ của ḿnh. Anh làm hết nhiệm vụ, tṛn trịa như một công chức gương mẫu, không chú ư tới bất cứ chuyện ǵ khác. Sau một ngày làm việc cho đài, anh có cuộc sống riêng với những ban nhạc, những tổ chức văn nghệ, những sân khấu ca nhạc, pḥng trà mà anh cộng tác. Anh không hút thuốc, không uống rượu, khi lái chiếc xe hơi cũ, khi đi xe gắn máy đến nơi làm việc. Trong bộ đồ 'nhà binh' rất gọn gàng, tươm tất, Nhật Bằng vẫn cứ là một thư sinh ngồi ngay ở bàn điện thoại của ban thông tin thời sự ngay căn pḥng trực của đài...” (4)
Du Tử Lê
(C̣n tiếp)
Chú thích:
(1) Nhan đề đầu tiên của ca khúc này là “Hoa Trăng,” tác giả viết năm 1947, khi ông mới 17 tuổi. Đó cũng là sáng tác đầu tay của Nhật Bằng.
Theo lời kể của chính nhạc sĩ Nhật Bằng, nhà báo Trường Kỳ trong tuyển tập Nghệ Sĩ in năm 2001, cho biết: “Đợi Chờ” hay “Hoa Trăng” được tác giả viết trong thời gian ông đang theo học trường học trung học Đào Duy Từ, ở thành phố Thanh Hóa, khi ông ngậm ngùi nhớ về Hà Nội và, mối t́nh thuở học tṛ của ông. Khi nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương vào Nam năm 1951, nhạc sĩ Nhật Bằng đă nhờ người bạn thân của ḿnh mang ca khúc “Hoa Trăng” vào Nam phổ biến giùm. Trước khi cho phổ biến nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương đề nghị đổi tên bài hát thành “Đợi Chờ” và được nhạc sĩ Nhật Bằng đồng ư. Nói cách khác, nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương không dự phần sáng tác.
Tuy nhiên, đến nay, vẫn có một số tư liệu ghi “Đợi Chờ” sáng tác của Nhật Bằng & Phạm Đ́nh Chương.
Theo chỗ chúng tôi được biết, chưa bao giờ cố nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương cho thấy ông có dự phần trong ca khúc “Đợi Chờ” của cố nhạc sĩ Nhật Bằng. Thậm chí, họ Phạm cũng không hề nhắc tới việc ông là người đầu tiên phổ biến ca khúc “Đợi Chờ” của bạn ông, ở miền Nam, ngay tự những năm đầu thập niên (19)50.
(2), (3) Nđd.
(4) Kể từ ngày ra tù, nhà văn Văn Quang vẫn ở Saigon. Ông từ chối ra đi theo diện H.O., cũng như chương tŕnh Đoàn Tụ Gia Đ́nh.
NV