Một mặt không “bỏ lọt”các trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong thực tế, một mặt cũng không nhằm lợi dụng hoạt động ḥa giải để trốn tránh trách nhiệm h́nh sự hoặc trách nhiệm hành chính - đó là nhiệm vụ đặt ra đối với Dự thảo Luật Ḥa giải ở cơ sở (HGOCS)…
 |
Một tiểu phẩm tại Hội thi Ḥa giải viên giỏi huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng năm 2013 |
Mở rộng và nỗi lo khả năng…
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành phạm vi HGOCS là các vụ việc, mâu thuẫn, tranh chấp, ngoài các “tội phạm h́nh sự, hành vi vi phạm pháp luật bị xử lư hành chính và quan hệ hôn nhân trái pháp luật và các giao dịch dân sự xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng”.
Về cơ bản, như vậy sẽ mở rộng phạm vi ḥa giải, tạo điều kiện cho các h́nh thức ḥa giải khác phát triển và khuyến khích giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng ḥa giải, trọng tài.
ĐB Nguyễn Thị Bích Nhiệm (tỉnh Yên Bái) tán thành với cách xác định phạm vi HGOCS như vậy để không vụ, việc, mâu thuẫn, tranh chấp nào ở cơ sở không “vào tầm phủ sóng” của HGOCS và cũng ngăn chặn việc lợi dụng hoạt động ḥa giải để trốn tránh trách nhiệm h́nh sự hoặc trách nhiệm hành chính v́ “các vụ việc HGOCS rất đa dạng, rất linh hoạt thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người dân”.
Và ĐB Lưu Thị Huyền (tỉnh Ninh B́nh) đánh giá, “việc không bó hẹp phạm vi hoạt động của tổ chức ḥa giải, có thể ḥa giải tất cả những vụ việc trừ những vụ việc pháp luật cấm không được ḥa giải” là phù hợp với Hiến pháp năm 1992 và điều kiện, khả năng, tŕnh độ của ḥa giải viên cũng như tổ HGOCS, nhất là các vụ việc HGOCS liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người dân, của cá nhân, gia đ́nh và cộng đồng.
Tuy nhiên, ĐB Lâm Lệ Hà (tỉnh Kiên Giang) lo ngại “nhiều vụ việc sẽ vượt quá khả năng HGOCS” v́ “vụ, việc thuộc phạm vi HGOCS là rất lớn, kể cả các mâu thuẫn tranh chấp có giá trị lớn” trong khi tŕnh độ, khả năng và điều kiện của ḥa giải viên ở cơ sở vẫn c̣n hạn chế nếu không được tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật.
Có nên “tước” cơ hội được ḥa giải?
Dẫn ra ví dụ Điều 69 Bộ luật H́nh sự năm 1999 quy định nguyên tắc xử lư đối với người chưa thành niên phạm tội “chủ yếu nhằm giáo dục giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xă hội”, hay đối với một số hành vi vi phạm hành chính về an ninh trật tự, người vi phạm, người bị thiệt hại đều có lỗi, lỗi hỗn hợp và họ tự nguyện hoà giải…
ĐB Trần Thị Hiền (tỉnh Hà Nam) bày tỏ băn khoăn khi một số hành vi vi phạm pháp luật về h́nh sự, hành chính mà người vi phạm phạm tội lần đầu thành khẩn khai báo tốt, tài sản vi phạm có giá trị thấp, lỗi hỗn hợp và các bên tự nguyện hoà giải, đặc biệt là những người chưa thành niên vi phạm “nếu không cho phép hoà giải là chưa thuyết phục khả thi và giải quyết tận gốc mâu thuẫn". ĐB đề nghị cân nhắc và cho phép những trường hợp như trên được tiến hành hoà giải để ǵn giữ sự b́nh yên của làng xóm, cộng đồng dân cư.
Mặc dù thống nhất các hành vi phạm tội nói chung không được ḥa giải, ĐB Hoàng Thanh Tùng (tỉnh Sóc Trăng) đề nghị “cân nhắc cho phép ḥa giải 10 trường hợp vi phạm pháp luật h́nh sự theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng h́nh sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại mà người bị hại không yêu cầu hoặc đă rút yêu cầu khởi tố vụ án h́nh sự”.
Theo lư giải của ĐB, “đây chủ yếu là những hành vi phạm tội mà người bị hại v́ những lư do khác nhau thấy không cần thiết hoặc không muốn đưa vụ việc ra ṭa án để xử lư theo pháp luật h́nh sự, mà thay vào đó dàn xếp để giải quyết hậu quả theo cách khác”. V́ thế, “nếu pháp luật HGOCS không cho phép ḥa giải những vụ việc như vậy th́ vô h́nh chung đă tước mất của họ một kênh giải quyết hiệu quả ngoài ṭa án mà họ có thể mong muốn, nhất là thực tế Pháp lệnh tổ chức HGOCS cho thấy không có vướng mắc khi những vụ việc này thuộc phạm vi HGOCS” – ĐB Hoàng Thanh Tùng nhận định.
Dự thảo Luật HGOCS sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này. Với những qui định mới sẽ “nâng tầm” cho hoạt động HGOCS, song, Phó Chủ tịch Quốc hội Ṭng Thị Phóng cho rằng, Chính phủ, Bộ Tư pháp cũng như chính quyền các địa phương sau này phải chú ư công tác tập huấn, nâng cao kỹ năng cho cán bộ HGOCS và đặc biệt là phải dựa vào những người có uy tín và có năng lực, có khả năng làm công tác hoà giải.
Huy Anh