Theo quan niệm dân gian, những đứa trẻ sinh vào giờ “xấu” thường rất khó nuôi, là “con của trời” chỉ sống ở nhân gian một thời gian ngắn. Để tránh cho con khỏi bị “ông trời” đón về sớm, bố mẹ chúng thường đưa con lên gửi ở đền chùa nhờ thần phật bảo vệ. Tuy nhiên ở xă Thanh Lộc, người dân lại đưa con đến gửi “Ông Đá”.
 |
Tảng đá có hàng trăm “con nuôi” |
Gửi con cho đá
Ḥn đá kỳ lạ nằm ở dưới chân núi Sạc Sơn thuộc xă Thanh Lộc, từ trước đến nay luôn được dân làng kính cẩn gọi với cái tên “Ông Đá”, “thần” đá hoặc gọi tắt là “ông”, “ngài”.
Những cao niên trong làng cũng không biết “Ông Đá” bao nhiêu tuổi, chỉ biết rằng từ thuở lập làng đă thấy “ngài” nằm dưới chân núi. Hiện tảng đá chỉ nổi một phần nhỏ trên mặt đất, chiều dài khoảng 1,6m, chiều rộng khoảng gần 1m, chiều cao từ mặt đất lên cũng khoảng gần 1m, nh́n thoáng qua có h́nh dáng hơi giống con rùa nằm sấp, mặt trên phủ một lớp rêu mỏng xanh.
Vị trí “ông” nằm được người dân góp tiền xây dựng tường xi măng bao quanh kiên cố với khuôn viên rộng khoảng 800m2, trồng nhiều cây xanh.
Một bậc cao niên cho biết, xưa kia làng Thanh B́nh c̣n có tên là làng Kiệt Thạch (tức là không c̣n một viên đá nào nữa).
Truyền thuyết kể rằng một thời nhà vua đă huy động dân lấy hết đá để làm đường nên khắp làng chẳng c̣n lấy một viên đá nào dù là nhỏ nhất. Nhưng không hiểu v́ sao một thời gian sau lại phát hiện thấy một ḥn đá rất to bị “bỏ sót” nằm ngay dưới chân núi. Nghĩ rằng tảng đá “thần” ẩn chứa sức mạnh linh thiêng nên từ đó người dân thường đến hương khói thờ cúng. Tục gửi con cho “ông” xin được làm con nuôi cũng dần h́nh thành.
Không chỉ dân làng, người ở nơi khác nghe tiếng cũng t́m về “gửi” con. Nhà nào có điều kiện th́ soạn lễ vật gồm một con gà, một đĩa xôi, một tờ sớ gọi là giấy bán khoán, trong đó ghi rơ tên tuổi của đứa trẻ và tên họ của bố mẹ, sau đó thắp hương khấn, hàng tháng cứ đến ngày rằm, mùng một, bố mẹ đứa trẻ phải lên làm lễ.
Nếu gia đ́nh nghèo chỉ cần thắp hương khấn vái, quan trọng là ḷng thành c̣n lễ vật tùy tâm và phù hợp với điều kiện của từng gia đ́nh. Sau khi làm lễ, đứa bé được coi như đă trở thành con của “thần” đá.
Có đứa trẻ trong làng sinh non nên rất yếu, ngày đêm khóc thét lạc cả giọng khiến những người trong gia đ́nh vô cùng lo lắng, hàng xóm cũng “khiếp vía”. Cứ dăm bữa nửa tháng, bố mẹ đứa bé lại phải đưa con đến bệnh viện, gia đ́nh đă nghèo nay lại càng khó khăn hơn v́ phải dồn tiền chữa bệnh cho con.
Sau khi nghe lời các cụ già đưa đến gửi cho “Ông Đá”, đứa bé từ đó rất khỏe mạnh, bớt khóc, chịu ăn chịu chơi, đến nay rất bụ bẫm đáng yêu. Ông Luyện cho biết nhiều con cháu của ông cũng khỏe mạnh, ngoan ngoăn nhờ được đưa đến xin làm con nuôi “thần” đá.
Báu vật của làng
Người dân tin rằng những đứa trẻ sau khi “gửi” sẽ được “thần” đá bảo vệ, không bị ma quỷ quấy nhiễu, nếu chẳng may gặp tai nạn bất ngờ cũng sẽ được “thần” cứu giúp tai qua nạn khỏi. Thông thường đến năm “đứa con của đá” 18 tuổi, gia đ́nh sẽ soạn một lễ vật đến xin con về, riêng nhà nào có con quá yếu hoặc sợ con sinh vào giờ quá xấu sẽ để con đến tận ngoài 20 tuổi.
Dân làng cho biết việc xin con về khi nào cũng được, chỉ cần gia đ́nh thấy thuận lợi cho bản thân đứa trẻ và gia đ́nh ḿnh.
Những đứa trẻ con nuôi “Ông Đá” nhất định phải tránh sát sinh, đặc biệt kiêng ăn thịt chó, như thế mới tạo phúc cho bản thân, tránh được tai họa. Gia đ́nh đứa trẻ nào không kiêng cữ được theo đúng quy định sẽ khiến con gặp nhiều điều xui xẻo, thậm chí c̣n đau ốm quặt quẹo hơn lúc chưa gửi. Người dân không giải thích được điều này nhưng đều nhất nhất tuân theo, xưa nay chưa ai dám làm trái phong tục.
 |
Cao niên Lê Đ́nh Luyện bên tảng đá ḱ lạ |
Bên cạnh tục gửi con nuôi, học sinh trong làng trước mỗi kỳ thi cử, người lớn trước khi đi xa hay làm nhà làm cửa cũng đến thắp hương mong mọi việc được “xuôi chèo mát mái”, thượng lộ b́nh an.
Mới đây, nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn đă đến xin “ông” để có được mụn con. Ông Lê Đ́nh Luyện (80 tuổi, một cao niên trong làng) kể, có một cặp vợ chồng người gốc ở Thanh Lộc, nhưng lớn lên rồi sống tận ngoài Hà Nội, cưới nhau đă lâu măi vẫn không có nổi một đứa con cho vui cửa vui nhà. Hai vợ chồng đă đi chạy chữa khắp nơi nhưng vẫn không hiệu quả.
Trong một lần về quê nghe dân làng kể chuyện “Ông Đá” liền đến thắp hương khấn vái cầu xin ngài phù hộ cho đậu thai nhi, ai ngờ linh nghiệm nhanh chóng, một thời gian ngắn sau người vợ có thai và sinh một bé trai rất kháu khỉnh.
Hai vợ chồng mừng rỡ vô cùng, liền bắt xe về thắp hương làm lễ thịnh soạn tạ ơn “ông”. Muốn nhấn mạnh thêm sự linh thiêng của “thần” đá, bậc cao niên này cũng nhấn mạnh, nhiều năm nay chưa từng có người làng nào đi ra ngoài mà bị tai nạn nặng, chưa nói đến thiệt mạng.
Qua hàng chục năm, ḷng tin của người dân đối với ḥn đá lạ ngày càng lớn. “Ông Đá” giờ đây đă trở thành một báu vật, được coi như vị thành hoàng được cả làng thờ phụng. Nhiều người dân c̣n cùng nhau quyên góp xây dựng tường bao xung quanh nơi ḥn đá tọa lạc để ngăn trâu ḅ lợn gà đi vào làm ô uế chốn linh thiêng.
Riêng phía trên “ngài” vẫn được bỏ trống, bởi theo quan niệm của dân làng ḥn đá ḱ lạ phải được nằm giữa trời đất nếu không sẽ mất thiêng.
Ông Nguyễn Khánh, Trưởng ban văn hóa xă Thanh Lộc cho biết: “Phong tục gửi con cho “thần” đá ở làng đă có từ lâu nay. Đây là một nét văn hóa cộng đồng được người dân lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Tâm lí người làm cha làm mẹ khi thấy con cái hay đau ốm đều rất lo lắng, do đó việc gửi con cho “Ông Đá” cũng giúp họ giải tỏa một phần nỗi lo trong ḷng, tâm lí thoải mái nên việc nuôi dạy chăm sóc con cũng được tốt hơn. C̣n những sự việc li ḱ xung quanh là do người dân quá sùng bái nên thần thánh hóa mà thôi”.
Theo Xa lộ pháp luật