Ư kiến dưới đây không chỉ nói về việc công nhận cộng đồng người Việt là dân tộc thiểu số của Séc, mà c̣n nói về định nghĩa thế nào là dân tộc thiểu số theo luật pháp Séc. Tác giả giải thích, mặc dù người Việt không có đại diện trong Hội đồng các dân tộc thiểu số, nhưng họ vẫn có thể được coi như một dân tộc thiểu số.

Một gia đ́nh ngưởi Séc gốc Việt. Ảnh minh họa.
Tác giả c̣n đề xuất định nghĩa mới về dân tộc thiểu số phản ánh chính xác hơn t́nh h́nh thực tế hiện nay cụ thể là cộng đồng người Việt, và đồng thời đó là điều kiện quyết định cho sự h́nh thành chính sách văn hoá, ngôn ngữ phù hợp và hội nhập hiệu quả hơn.
Qua các phương tiện truyền thông, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra rằng, người Việt chưa được công nhận là dân tộc thiểu số. T́nh h́nh này có phần phức tạp hơn từ góc độ pháp luật và chính trị thực tiễn.
Ai là dân tộc thiểu số và họ có quyền lợi ǵ
Người Việt không được công nhận là dân tộc thiểu số do họ không góp mặt trong Hội đồng các dân tộc thiểu số (sau đây chỉ được gọi là “Hội đồng”). Hội đồng này chỉ là cơ quan tư vấn cho chính phủ, trong đó có quy chế - mỗi dân tộc thiểu số đều có đại diện trong Hội đồng. Quy chế này không quyết định việc người nước nào được coi là dân tộc thiểu số hoặc không.
Mang tính quyết định là điều luật số 273/2001, bộ Luật về dân tộc thiểu số Séc - định nghĩa dân tộc thiểu số như là “Cộng đồng công dân Séc sinh sống trên lănh thổ CH Séc và có nguồn gốc, ngôn ngữ, văn hoá và truyền thống khác với những công dân c̣n lại. Cộng đồng này được tạo bởi nhóm dân cư với số lượng lớn, đồng thời có nguyện vọng trở thành dân tộc thiểu số với mục đích cùng nhau nỗ lực để duy tŕ và phát triển bản sắc văn hoá và ngôn ngữ riêng. Tuy nhiên, định nghĩa này được cho là có vấn đề.
Trước khi nói về các vấn đề của bộ luật trên, để cho đầy đủ, tôi sẽ đưa ra một số nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc thiểu số - liên kết, tham gia vào việc giải quyết các vấn đề liên quan tới chính họ, sử dụng tên tuổi bằng tiếng mẹ đẻ của họ, các biển thông báo bằng nhiều thứ tiếng, sử dụng tiếng mẹ đẻ trong khi làm việc với các cơ quan nhà nước, học tập bằng tiếng mẹ đẻ, phát triển văn hoá và mở rộng cũng như tiếp thu thông tin bằng tiếng mẹ đẻ.
Các khía cạnh của bộ luật
Một phần của bộ luật có nói, giữa các thành viên của dân tộc thiểu số, theo luật chỉ bao gồm những người mang quốc tịch Séc. Như vậy, không phải tất cả người Việt được coi là dân tộc thiểu số. Trong số họ, có rất nhiều người đă lớn lên tại đây. Tại cuộc họp Hội đồng ngày 28.5.2012, Bộ nội vụ đưa ra vấn đề tranh luận khó hiểu về việc không công nhận người Việt là dân tộc thiểu số, bởi v́ đây chủ yếu là cộng đồng di cư. Tôi cho rằng, quan điểm này chưa nói hết được tầm quan trọng của cụm từ tính cách sắc tộc trong cộng đồng chung. Sự đa dạng lĩnh vực trong cộng đồng như: luật pháp, xă hội, kinh tế, giáo dục, nghề nghiệp, sức khoẻ, tuổi tác, văn hoá và ngôn ngữ - ngày nay quá lớn để gộp chung trong hai từ “cộng đồng Việt Nam”.
Thậm chí kể cả ở các tổ chức quốc tế như OBSE hay Hội đồng Châu Âu, để tồn tại một dân tộc thiểu số trong lănh thổ của quốc gia không phải là quyết định mang tính h́nh thức trong quá tŕnh công nhận, mà là thực tế có xảy ra hoặc không. Định nghĩa chính xác cho thực tế này là sự không đồng nhất. Tôi cho rằng, chúng ta nên nh́n vào t́nh huống, khi trong một đất nước có sự góp mặt của thế hệ cộng đồng đă hoà đồng được trong đất nước đó khi - các thành viên của cộng đồng này đă được giáo dục, xây dựng được mối quan hệ riêng và thường có gia đ́nh của ḿnh ở quốc gia đó. Họ coi đất nước đó gần gũi nhất với họ. Các thành viên của thế hệ này, kể cả thế hệ thứ hai nên được coi là dân tộc thiểu số, không phụ thuộc vào nơi sinh hay quốc tịch.
Tôi tin rằng, điều này là sự sửa đổi cần thiết trong bộ Luật về dân tộc thiểu số. Nhóm cư dân Việt sinh sống định cư trên lănh thổ Séc và đă có phần lớn thời gian học tập tại đây, hoặc trường hợp các trẻ lớn lên tại đây nên được coi là dân tộc thiểu số. Với sự phát triển trong lĩnh vực luật pháp quốc tế mới nhất, trong các khoản điều kiện để có quốc tịch nên xoá bỏ điều này. Tiếp sau đó là điều kiện lịch sử của nhóm cư dân cũng cần xoá bỏ. Điều không thể chấp nhận, khi cơ quan công quyền từ chối việc công nhận một cộng đồng đă lớn lên tại Séc, sinh sống tại đây và thậm chí có quốc tịch Séc là dân tộc thiểu số. Chỉ bởi v́ tổ tiên của họ trước đây không tới Séc đủ sớm. Đồng thời cũng nên phân biệt quyền lợi của dân tộc thiểu số, để những người di cư dù đă có quốc tịch Séc những vẫn có thể thực hiện quyền công dân ở đất nước của họ.
Kết luận
Nếu như chúng ta phải trả lời câu hỏi, liệu ở Séc có tồn tại dân tộc thiểu số Việt Nam. Theo tôi, dân tộc thiểu số Việt Nam có tồn tại và được tạo nên bởi người Séc gốc Việt (kể cả những người Việt đang định cư tại Séc). Tuy nhiên, để đạt được điều đó, cộng đồng Việt cũng cần phải có sự quyết tâm.
Nếu so sánh với các dân tộc thiểu số khác, đại diện của cộng đồng Việt Nam hiện nay hoạt động có phần kém tích cực hơn và họ thường là những thành viên của thế hệ đầu. Trong khi đó, người đứng ra đại diện trong hệ thống hành chính và công chúng nên là thế hệ thứ hai và thứ ba, họ mới là những người cần đến cụm từ dân tộc thiểu số nhiều nhất. Để duy tŕ và phát triển các kỹ năng đă ngôn ngữ và bản sắc văn hoá, chúng ta cần hành động ngay từ bây giờ.
Tác giá: Marián Sloboda - migraceonline.cz
Ngọc Minh - vietinfo.eu