“Nhiều khi tôi ân hận ḿnh đă không mạnh dạn dứt khỏi anh, dứt khỏi cái quan niệm cổ hủ, gia trưởng, dứt khỏi nỗi sợ hăi ḿnh trở thành “vô giá trị” trong mắt chồng chỉ v́ chuyện con trai – con gái...
“Nếu không sinh được con trai, để tôi t́m người khác”
Câu nói từ chính miệng người chồng ḿnh hết ḷng thương yêu đập vào tai khiến chị Trần Thị Thanh (Đà Nẵng) buốt hết tim gan. Nỗi sững sờ, tức giận v́ chồng ngoại t́nh nhường cho sự đau đớn, chua xót…
Sinh ra trong một ḍng họ c̣n nặng định kiến ḍng tộc nên dù tha hương làm ăn ở tận Đà Nẵng, anh Ngô Văn Hùng (quê Thái B́nh) luôn bị ám ảnh bởi ư nghĩ “phải sinh con trai”. Bố mẹ anh được 7 người con, th́ chỉ ḿnh anh là con trai - một ḿnh anh được cho ăn học đầy đủ, được tạo điều kiện để thoát ly ruộng đồng. Dù chẳng nói ra, nhưng lúc nào anh cũng tâm niệm phải làm rạng danh ḍng tộc, phải có một thằng con trai c̣n giỏi giang, xuất sắc hơn ḿnh.
“Lúc yêu và lấy nhau, tôi cũng đă biết được tâm nguyện của chồng, nhưng không nghĩ anh lại nặng nề chuyện này đến thế. V́ nó mà bao năm qua, cuộc sống gia đ́nh chông chênh, bản thân tôi gánh chịu bao nhiêu nỗi đau đớn, tủi cực” – chị nghẹn ngào chia sẻ.

Nhiều khi chị ân hận và cảm thấy có lỗi với các con bởi đă không đủ dũng cảm để dứt khỏi anh - người đàn ông suốt đời gia trưởng ôm định kiến con trai - con gái. Ảnh minh họa từ Internet
Chị kể, lần mang thai đầu tiên, hai vợ chồng chờ đợi, thấp thỏm đi siêu âm, bác sĩ chẩn đoán là con trai, anh đă mừng rỡ khôn xiết, mặc kệ vợ can ngăn, lập tức điện thoại cho họ hàng thân thiết, mời bay vào Đà Nẵng để chia vui cùng anh v́ “đă có người nối dơi”, tiệc tùng mở ầm ĩ suốt mấy ngày. Vậy mà, đến ngày vợ đẻ, em bé lại là con gái.
“Khi bác sỹ trao con cho anh, anh nhất định từ chối, khăng khăng “có nhầm lẫn ǵ ở đây rồi! Đây không phải con tôi, con tôi là con trai…” - chị Thanh ngậm ngùi kể.
Bản thân chị cũng bất ngờ khi giới tính đứa trẻ không phải như lúc siêu âm song c̣n bất ngờ gấp bội trước thái độ của chồng. Sau lần đó, có lẽ v́ cảm thấy bẽ mặt với họ hàng, bè bạn, anh trút giận sang vợ con, lạnh lùng, hờ hững với vợ ra mặt.
Chua xót nhất là anh công khai ngoại t́nh rồi ra mặt đe dọa, dằn dỗi vợ. Bởi sự nhẫn nhịn của chị Thanh, lời khuyên can của bạn bè thân thiết và con gái đầu ḷng lớn dần, anh cũng nguôi ngoai rồi xin lỗi vợ. Hai vợ chồng quyết định sinh con lần thứ hai.
Ngậm đắng mong chồng hiểu ra
Ngay khi cái thai thứ hai trong bụng đủ tuần tuổi, chị Thanh đă một ḿnh đi siêu âm và thất thần khi bác sĩ kết luận cháu là con gái. Không dám “bỏ” con v́ thương con, sợ mang tội, nhưng sợ chồng giận dữ hoặc thay ḷng đổi dạ trong thời gian ḿnh sinh nở, chị đánh liều nói dối anh là con trai.
Điều chị không đợi cuối cùng cũng xảy đến khi đứa trẻ vừa ra đời. “Anh thậm chí c̣n không háo hức, chờ đợi, trông mong, chỉ nh́n con và vợ một lượt rồi lặng lẽ đi ra. Lúc đó sao tôi thấy khổ tâm quá, chả lẽ đẻ con gái th́ có tội, tôi cũng đâu muốn thế, tôi cũng muốn sinh cho anh một thằng cu để anh vui. Nhưng trời không cho sao lại làm tội vợ…”.
Sau hai lần sinh con trai “trượt”, chị không chỉ nhận được sự ghẻ lạnh từ chồng, mà ngay cả nhà chồng cũng bắt đầu tỏ thái độ coi thường chị. Nhiều lời ra tiếc vào độc địa cũng đến tai chị, rằng chị là loại đàn bà “không biết đẻ”, “dối trá cả chồng”… Con gái đầu đă 5 tuổi, con thứ 2 cũng 3 tuổi vậy mà chị chưa dám đưa các cháu về thăm quê nhà chồng bởi sợ bị họ hàng dị nghị, hỏi han. Bản thân chị không mệt mỏi gắng đi t́m thầy t́m thuốc nhiều nơi những mong sinh cho anh một “thằng cu” nhưng không được như ư nguyện.
Ở tuổi ngoài 40, gương mặt chị lúc nào cũng ưu tư, rầu rĩ v́ nỗi canh cánh ấy. Chị bảo, hạnh phúc gia đ́nh đă héo hon lâu rồi. Người chồng giờ đă là một cán bộ cao cấp trong ngành Hải quan nhưng chẳng khi nào anh vui vẻ khi bên vợ con, có chăng cũng chỉ là sự quan tâm trách nhiệm. Hai đứa con gái đều đă đi học, đă biết thắc mắc, để tâm về chuyện bố chúng mong có con trai hơn con gái. Những lúc ấy, chị chỉ biết giấu nước mắt, giấu tiếng thở dài.
“Nhiều khi tôi ân hận ḿnh đă không mạnh dạn dứt khỏi anh, dứt khỏi cái quan niệm cổ hủ, gia trưởng, dứt khỏi nỗi sợ hăi ḿnh trở thành “vô giá trị” trong mắt chồng chỉ v́ chuyện con trai – con gái... Nhưng ở tuổi này rồi, có ân hận cũng đành ngậm ngùi, gắng vượt qua đợi đến ngày các con khôn lớn, trưởng thành, mong rồi anh sẽ hiểu ra” – chị bần thần nói.
Quỳnh Chi