HÀ NỘI (NV) .- Tỷ lệ gia đ́nh nghèo tại Việt Nam đang giảm rất nhanh không phải v́ dân chúng đă hết nghèo mà bởi chế độ Hà Nội đặt định “chỉ tiêu”. Cũng v́ vậy, t́nh cảnh của người nghèo thêm thê thảm.

Bà Nhung chỉ mong được công nhận là nghèo để con được chữa bệnh. (H́nh: báo Nông nghiệp Việt Nam)
Không được công nhận là người nghèo th́ con cái khi đi học, sẽ không được miễn, giảm học phí, lúc đau ốm không có khả năng khám bệnh, chữa bệnh. Chưa kể không được nhận một số h́nh thức hỗ trợ khác, vốn chẳng đáng là bao nhưng thật sự quan trọng đối với người nghèo.
Nông thôn Việt Nam vốn rất đông người nghèo nhưng v́ việc công nhận là nghèo phải theo “chỉ tiêu” nên người nghèo vốn đă khổ c̣n thêm nhiều khốn khó hơn.
Theo một phóng sự do tờ Nông nghiệp Việt Nam thực hiện, hiếm có chuyện nào bất nhân hơn việc xét nghèo phải theo “chỉ tiêu”.
Ông Hà Tiến Sớ, 75 tuổi và vợ, bà Trương Thị Vườn, 68 tuổi ngụ tại thôn 1, xă An Ninh, huyện B́nh Lục, tỉnh Hà Nam vốn thuộc loại nghèo măn kiếp. Họ đang ở trong ngôi nhà do chính quyền hỗ trợ để “xóa nhà không an toàn”.
Vào lúc này, vợ chồng ông Sớ đang bệnh song không rơ bệnh ǵ v́ họ không có tiền khám bệnh, cũng không được hưởng bào hiểm y tế dành cho người nghèo. Ông Sớ, bà Vườn đang sống nhờ khoai, cháo do những người hàng xóm chia sẻ. Thiếu cơm ăn, đau bệnh không có tiền chữa chạy nhưng vợ chồng ông Sớ không được công nhận là gia đ́nh nghèo.
Tờ Nông nghiệp Việt Nam kể rằng, ở huyện B́nh Lục, tỉnh Hà Nam có nhiều gia đ́nh giống như vợ chồng ông Sớ.
Ông Trương Đ́nh Điển, Trưởng thôn 1 – nơi vợ chồng ông Sớ cư ngụ, kể thêm, ông mong những người nghèo như vợ chông ông Sớ được công nhận là người nghèo để được khám bệnh, chữa bệnh, để mỗi dịp Tết, được tặng vài chục kư gạo sống qua ngày,… nhưng ông Điền không làm ǵ được v́ “xét hộ nghèo căng lắm”.
Ông Điển tiết lộ, lănh đạo xă An Ninh chỉ cho các thôn “tuyển” 10% gia đ́nh nghèo. Thôn của ông Điển có 202 gia đ́nh. Năm ngoái c̣n có hơn 30 gia đ́nh được công nhận là nghèo. Năm nay th́ “trên” chỉ thị “phải giảm quyết liệt, giảm mạnh” nên thôn 1 chỉ được cho phép chọn 23 gia đ́nh nghèo.
Bởi thôn 1 có quá nhiều gia đ́nh nghèo cho nên, dù ông Điển đă thông báo “chủ trương”, dân chúng trong thôn vẫn bỏ phiếu chọn ra tới… 28 gia đ́nh nghèo. Xă không “duyệt”, phải tổ chức bỏ phiếu kín rồi căn cứ vào tỷ lệ phiếu mà lấy từ trên xuống dưới cho đúng với “chỉ tiêu”.
Trở lại với chuyện vợ chồng ông Sớ, v́ chuyện “nghèo theo chỉ tiêu”, ông bà buộc phải lựa chọn, hoặc hưởng “suất” nghèo để được khám bệnh, chữa bệnh miễn phí, hoặc phải nhường “suất” đó cho người con gái đơn thân, đang nuôi con nhỏ để thằng cháu ngoại có thể tới trường, không thất học. Ông Sớ, bà Vườn đă nhường “suất” của họ cho đứa cháu duy nhất!
Tờ Nông nghiệp Việt Nam kể thêm rằng, xă An Ninh, huyện B́nh Lục, tỉnh Hà Nam có 9 thôn. Thôn nào cũng có những thảm cảnh như vậy. Ở thôn 9, có bà Lê Thị Nhung, 74 tuổi, một người vợ liệt sĩ. Bà Nhung có ba người con gái th́ hai người đau ốm quặt quẹo. Một trong hai người này bị bệnh tim bẩm sinh.
Gia đ́nh bà Nhung cũng không được công nhận là nghèo v́ phải theo “chỉ tiêu” của “trên”. Bà Nhung bảo, bà không cần nhận gạo v́ gia đ́nh của bà có thể “ăn gói, ăn ghém”, không cần vay vốn v́ điều đó xa vời quá, bà chỉ cần có bảo hiểm y tế để con bà được sống.
Trưởng thôn 9 – nơi gia đ́nh bà Nhung cư trú – nói rằng, ông không chịu nổi cảnh đó nên đă van xin “trên” nhiều lần. “Trên” đă linh động cho thêm… 1% thành 11%. Ông không thể giúp bà Nhung v́ thôn có nhiều cụ ông, cụ bà không c̣n sức để làm ǵ nữa. Trưởng thôn 9 tiết lộ, thôn của ông có hơn 30 gia đ́nh kiếm không nổi 300.000 đồng/tháng (chừng 15 USD/tháng) nhưng họ không được xem là nghèo bởi “trên” ấn định “chỉ tiêu”.
Chẳng riêng Hà Nam, ấn định “chỉ tiêu” công nhận gia đ́nh nghèo là chuyện phổ biến trên toàn Việt Nam. Tháng trước, dư luận Việt Nam bang hoàng v́ một phụ nữ ở Cà Mau tự tử để gia đ́nh được “công nhận là nghèo”. Trong thư tuyệt mạng, bà hi vọng với sự công nhận đó, các con của bà có thể đem giấy chứng nhận gia đ́nh nghèo đến ngân hàng vay tiền, hầu có thể tiếp tục chuyện học.
Trong hàng chục năm qua, Việt Nam đă được Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) hỗ trợ hàng tỉ USD để thực hiện các chương tŕnh “xóa đói, giảm nghèo”.
Gần đây, Nhà cầm quyền CSVN liên tục được WB, ADB, IMF khen ngợi v́ gặt hái được nhiều thành công trong việc thực hiện các chương tŕnh này. “Chỉ tiêu” công nhận gia đ́nh nghèo đang giảm dần, khi thành tích “xóa đói giảm nghèo” tăng lên. Không rơ WB, ADB, IMF đă biết đến những thảm cảnh đó chưa?
(G.Đ)