Việc Bắc Kinh bác bỏ đề xuất đưa cuộc tranh chấp lănh thổ, lănh hải ở Biển Đông ra giải quyết ở ṭa án quốc tế khiến họ chẳng khác ǵ “một kẻ bắt nạt” trong cộng đồng quốc tế. Đó là nhận định vừa được một chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc đưa ra tuần nàytrên tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam – một tờ báo của Hồng Kông.
Hồi tháng 1, Philippines đă chính thức thách thức tính pháp lư của yêu sách đường 9 đoạn hay c̣n gọi là đường lưỡi ḅ. Theo yêu sách này, Trung Quốc đ̣i chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, mở rộng đến tận những khu vực nằm sát bờ biển của các nước láng giềng. Đường 9 đoạn của Trung Quốc đă vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và v́ thế nó vấp phải sự phản đối dữ dội của các học giả, các chuyên gia trên toàn thế giới.
Chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc - ông Jerome Cohen
Giáo sư Jerome Cohen đến từ khoa Luật của Đại học New York cho biết, ông thấy “thất vọng” khi Bắc Kinh bác bỏ việc đưa cuộc tranh chấp xoay quanh đường 9 đoạn của họ ra giải quyết tại ṭa án quốc tế. "Giới lănh đạo Trung Quốc chắc chắn có quan điểm rằng, tổn thất gây ra từ việc bác bỏ đề xuất đó có thể ít hơn, đặc biệt là nếu họ có thể dọa dẫm, ép buộc Philippines nhượng bộ hơn nữa trong quá tŕnh diễn ra phiên ṭa xét xử vụ kiện", chuyên gia Cohen đă nói như vậy trong một bài giảng tại trường Đại học Hồng Kông hôm thứ Năm (23/5).
Tuy nhiên, Trung Quốc “sẽ trở nên có lư hơn” nếu họ tŕnh bày lập luận, lư lẽ trước hội đồng thẩm phán bởi họ có nghĩa vụ phải tuân theo những điều khoản đă kư kết trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển, ông Cohen cho hay.
Thay v́ tuân theo các thủ tục, Trung Quốc tuyên bố rằng, “lập trường của họ không thể bị thách thức v́ nó hoàn toàn đúng và v́ thế, chúng tôi không quan tâm đến những ǵ mà chúng tôi cam kết”, ám chỉ đến UNCLOS. Trung Quốc đă kư vào bản Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ngay sau khi công ước này chính thức có hiệu lực năm 1994.
"Làm sao một nước nào đó lại có thể nói rằng, chúng tôi đúng đến mức chúng tôi không cần phải đến tham dự một phiên ṭa công bằng mà chúng tôi đă từng cam kết trước đây để nghe xem quan điểm, lập trường của chúng tôi có được công nhận hay không?”, chuyên gia luật hàng đầu Mỹ phát biểu. Theo ông này, “việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất giải quyết tranh chấp tại ṭa án quốc tế đă khiến h́nh ảnh của họ trở nên xấu đi trong mắt cộng đồng thế giới... Lúc này, Trung Quốc chẳng khác ǵ một kẻ bắt nạt”..
Ông Cohen cho biết, ông này muốn nh́n thấy các nước khác có tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông đưa vấn đề của họ ra giải quyết tại ṭa án quốc tế.
Chuyên gia Cohen nhấn mạnh, tất cả các “cường quốc lớn” như Mỹ và Trung Quốc “cần phải luôn luôn nhắc nhở ḿnh rằng, họ phải chịu những giới hạn quốc tế dù có thích hay không”. Ông Cohen khẳng định, việc Trung Quốc từ chối tham gia vào vụ kiện của Philippines rơ ràng đă làm xói ṃn quyền lực mềm của cường quốc Châu Á này.
"Khi các bạn bị xem là người vi phạm luật quốc tế, các bạn sẽ không giành được nhiều lá phiếu trong cộng đồng thế giới”, ông Cohen nói.
Nhật Bản ủng hộ Philippines đưa cuộc tranh chấp ở Biển Đông ra ṭa án quốc tế
Trung Quốc rơ ràng đang ở thế bất lợi khi bác bỏ việc đưa cuộc tranh chấp lănh thổ, lănh hải ở Biển Đông với Philippines ra giải quyết tại ṭa án quốc tế bởi con đường này đang được rất nhiều nước ủng hộ.
Theo Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, Nhật Bản mới đây đă thể hiện sự ủng hộ cho việc Manila thách thức Trung Quốc ở ṭa án quốc tế. Cụ thể, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đă đưa ra cam kết ủng hộ Philippines khi Ngoại trưởng Albert del Rosario có chuyến thăm đến Tokyo.
“Ông Abe đă bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ Nhật Bản đối với việc Philippines chọn lối đi pháp lư theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển để nhằm xác định rơ các vùng lănh hải và quyền của chúng tôi ở Biển Đông”, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.
Tokyo cũng cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ Philippines trong việc củng cố năng lực để bảo vệ an ninh hàng hải. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 22/5 đă cam kết với người đồng cấp Philippines về việc giúp quốc gia Đông Nam Á này củng cố và tăng cường sức mạnh cho Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines.
Theo lời ông Kishidam, Nhật Bản sẽ sắp xếp để sớm chuyển giao các tàu tuần tra hiện đại cho phía Philippines. Dự án này sẽ được tài trợ bởi nguồn viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản. Đây là trường hợp đầu tiên nằm trong thoả thuận đạt được giữa Mỹ và Nhật Bản hồi tháng 4 năm ngoái. Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc pḥng hai nước Mỹ, Nhật đă nhất trí với nhau rằng, những khoản viện trợ nước ngoài của Nhật Bản sẽ được sử dụng để cung cấp tàu tuần tra cho các quốc gia Châu Á-Thái B́nh Dương đang t́m cách chống lại sự bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Trước Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU) hôm 15/5 đă lần đầu tiên lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc t́m kiếm một giải pháp ḥa b́nh cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Hôm 22/1, Philippines đă quyết định đưa cuộc tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc ở Biển Đông ra ṭa án quốc tế sau khi cuộc đối đầu giữa Hải quân Philippines và tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc xâm nhập vào băi cạn Scarborough kéo dài dài dẳng hơn một năm.
Chính phủ Philippines tuyên bố, họ muốn ṭa án quốc tế ra phán quyết khẳng định đường 9 đoạn hay c̣n gọi là đường lưỡi ḅ của Trung Quốc là “vô giá trị” và “phi pháp”.
Đoàn tàu đánh cá được bảo vệ bởi các tàu ngư chính của Trung+ chính là đội cướp biển Somalia châu Á, nhưng khác với đám cướp biển Somalia ở chổ cướp biển Trung+ được nhà nước chính thức bảo kê !
Trung + không phải "lộ nguyên h́nh kẻ bắt nạt” mà là "lộ nguyên h́nh những tên hải tặc" .
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.