Khoảng 33 thiếu niên Nam Phi đă thiệt mạng trong 2 tuần gần đây tại tỉnh miền Bắc Mpumalanga bởi hủ tục cắt bao quy đầu và những thử thách sinh tồn khắc nghiệt trong nghi lễ trở thành người lớn.
Cảnh sát xác nhận, ban đầu, họ cho rằng các trường hợp nêu trên là những vụ giết người. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy một sự thực đau ḷng rằng các thiếu niên trên đều bỏ mạng v́ tập tục trở thành người lớn đă được duy tŕ suốt hàng trăm năm qua ở quốc gia châu Phi này.
|
Các thiếu niên tham gia nghi lễ trưởng thành tại Nam Phi.
|
Theo đó, hàng chục ngàn thiếu niên Nam Phi buộc phải tham gia nghi trưởng thành theo truyền thống, được tổ chức mỗi năm một lần. Nếu vượt qua các thử thách hà khắc, trong đó có việc cắt bao quy đầu, những chàng thiếu niên mới chính thức được công nhận là người lớn.
Chính v́ hủ tục lạc hậu đó, số thiếu niên bỏ mạng khi trải qua những nghi lễ này hàng năm không phải là hiếm. Những sự việc đau ḷng xảy ra liên tiếp khiến Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma buộc phải thừa nhận, đó là “những mất mát lớn và không thực sự cần thiết đối với cuộc sống của các thiếu niên”.
Theo các cuộc điều tra của cảnh sát và những cơ quan chức năng, hơn một nửa số đàn ông Nam Phi phải trải qua thủ tục cắt bao quy đầu mà không được sử dụng bất kể biện pháp năng ngừa bệnh tật nào, bất chấp căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS luôn hoành hành ở lục địa này.
Khoảng một nửa các trường hợp nêu trên phải thực hiện nghi lễ hà khắc này khi ở độ tuổi từ 10–15. Kéo dài trong thời gian 3 tuần, những thiếu niên này sẽ được bôi lên người lớp đất sét đỏ trước khi phải tự sống thời gian dài trong các bụi cây với thân ḿnh trần truồng hoặc có rất ít quần áo. Trong suốt quăng thời gian này, những đứa trẻ phải tự t́m cách để sinh tồn bởi hoàn toàn không có sự giúp đỡ của cha mẹ hay dân làng.
Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải điều ḱnh khủng nhất mà những đứa trẻ tội nghiệp phải trải qua. Sau khi sống sót trong thử thách sinh tồn khắc nghiệt, những đứa bé sẽ bị cắt bao quy đầu để hoàn tất nghi lễ trưởng thành. Đa phần những trường hợp tử vong được ghi nhận đều do mất máu, nhiễm trùng, mất nước hoặc giảm thân nhiệt nghiêm trọng.
Dù biết được sự nguy hiểm mà các hủ tục gây ra nhưng các nhà chức trách Nam Phi chưa thể thuyết phục được người dân từ bỏ những nghi lễ này. Chính bởi hiện trạng đó, số trường hợp thiếu niên tử vong đáng tiếc do hiện tượng trên gây ra cũng tăng theo từng năm ngay trước sự bất lực của các nhà chức trách.
Hồng Duy
Theo Infonet