Vụ ám sát Tổng thống Assad của phe đối lập mặc dù đă không thành công nhưng nó đă cho thấy lực lượng này đang phải đối mặt với sự tuyệt vọng và thất bại trong việc cố gắng lật đổ chính phủ Syria dù đă được phương Tây “ủng hộ hết ḿnh”.
 |
Nhân quyền chỉ là thứ nước mắt cá sấu hay là cái cớ để phương Tây can thiệp vào Syria. |
Trong bài phỏng vấn mới đây trên tờ “Tin Trung Đông”, cựu thứ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Sheikh-ul-Islam đă b́nh luận về t́nh h́nh Syria rằng, một quyết định ám sát cho thấy phe đối lập đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, rất tuyệt vọng. Sự ủng hộ của người dân Syrira đối với chính quyền Assad đă chứng tỏ rằng phe đối lập đang thất bại nặng, đặc biệt là khi lực lượng vũ trang của Syria cũng phải tham chiến th́ quân nổi dậy phải rút lui. Hành động ám sát cho thấy phe đối lập không phá hủy được sự đoàn kết của chính quyền và không thể đạt được mục đích của ḿnh qua các hành động hợp hiến.
“Thật nực cười là các quốc gia phương Tây ủng hộ phe đối lập từng tuyên bố là tất cả các quốc gia đă viết nên Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật quốc tế và đều chống lại chủ nghĩa khủng bố lại đang nuôi dưỡng và bật đèn xanh cho việc ám sát ông Assad – một hành động khủng bố”, ông Hossein Sheikh-ul-Islam nói.
Nhưng phải thừa nhận là trong t́nh h́nh hiện tại, phương Tây đang rất lúng túng trong vấn đề Syria. Một phần là do phe nổi dậy đă tuyên bố liên kết với al-Qaeda. Abu Muhammad al-Joulani, lănh đạo mặt trận al-Nursa đă chính thức tuyên thệ trung thành với al-Zawahiri – lănh tụ của al-Qaeda.
Trong những ngày gần đây, truyền thông một số nước Arap và phương Tây vẫn tuyên bố chính quyền Assad sử dụng vũ khí hóa học. Thực chất, động cơ của những tuyên bố này là để nâng cao và vực dậy tinh thần chiến đấu tŕ trệ của các chiến binh Mặt trận al-Nursa đang đối mặt với nhiều thất bại quân sự. Tất cả các thành viên của al-Qaeda đều ủng hộ Nursa do vậy việc đưa ra tuyên bố chính quyền Assad sử dụng vũ khí hóa học có thể được coi là nỗ lực do họ thực hiện nhằm tránh chấp nhận thực tế về thất bại trong lĩnh vực chính trị, quân sự chống lại chính quyền Syria.
 |
Không thể phủ nhận thực tế là chính quyền của Tổng thống Assad c̣n tồn tại được sau 2 năm là do được người dân Syria ủng hộ. |
Thêm vào đó, chính quyền Syria của Tổng thống Assad sẽ không sử dụng
vũ khí hóa học v́ trong t́nh h́nh hiện nay, điều này không có lợi cho họ. Vũ khí hóa học chỉ được sử dụng khi một bên ở t́nh thế bất lợi, đường cùng. Chính phủ Syria đang giành được lợi thế trên chiến trường th́ không có lư do ǵ để họ phải làm thế và theo các phân tích thông thường th́ chỉ có những phần tử đă âm mưu thực hiện vụ ám sát ông Assad mới là thủ phạm sử dụng vũ khí hóa học.
“Khi một quả bom được đặt ở một khu vực công cộng, đông người qua lại mà không đếm xỉa đến sinh mạng của người dân vô tội th́ việc sử dụng vũ khí này không khác ǵ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nói cách khác, theo suy luận hợp lư th́ kẻ đă dám đặt bom th́ cũng sẽ dám sử dụng vũ khí hóa học. Tương tự như vậy, một chính phủ có dự định duy tŕ quyền lực, giữ cho người dân yên b́nh và không vi phạm luật pháp sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hóa học, đặc biệt là họ biết rằng việc làm này sẽ tạo ra cớ để nước ngoài can thiệp quân sự”, cựu thứ trưởng Hossein Sheikh-ul-Islam phân tích.
Có một điều mà truyền thông nước ngoài đă cố t́nh không nhắc đến là chính phủ Syria đă nhiều lần tuyên bố nên chấm dứt các hành động bạo lực và sẵn sàng đối thoại với phe đối lập, tổ chức tổng tuyển cử bầu chính quyền mới để chính người dân nước này sử dụng lá phiếu quyết định ai sẽ là người điều hành đất nước.
 |
Các nhóm nổi dậy ở Syria ngày càng có liên hệ mật thiết với tổ chức khủng bố al-Qaeda. |
Tuy nhiên, những thiện ư này của chính quyền Assad đă bị phe đối lập và phương Tây – những kẻ luôn miệng nói về ḥa b́nh, nhân quyền lại tiếp tục kích động cuộc chiến. Tất nhiên, không phải mọi quốc gia phương Tây đều dễ dàng “chiều ư” Mỹ và đồng minh. Đức đă lên tiếng yêu cầu cung cấp bằng chứng và nghi ngờ tính chính xác của thông tin “Syria sử dụng vũ khí hóa học” và rồi Mỹ đă “chột dạ” xuống nước bằng tuyên bố “sẽ điều tra kỹ càng hơn”.
AP