Người Việt có thói quen tùy tiện trong cách nói năng, ứng xử tại những chỗ đông người th́ họ rất ồn ào, hay cười phá lên một cách vô duyên, thậm chí trong cách giao tiếp c̣n chửi thề, chửi tục… mà không chú ư tới những người xung quanh.
Anh Gordin bày tỏ rất bực ḿnh khi bị người Việt bán hàng làm phiền khi đi du lịch
Là một du khách đến Việt Nam rất nhiều lần, và tiếp xúc khá nhiều với các đối tượng là người Việt. Nhận xét về tính cách con người Việt Nam, anh Cuitres du khách Pháp cho rằng. Anh chứng kiến nhiều hành động của người dân Việt Nam và anh rút ra một từ là “tùy tiện, ư thức kém” như: vô tư vứt rác bừa băi, nói chuyện ồn ào, giao thông đi lại lung tung...
Theo anh Cuitres, đất nước quê anh người ta thức ứng xử văn minh, giữ ǵn trật tự, vệ sinh, bảo vệ môi trường, trong khi khách người Việt th́ thường có nhiều hành động tùy tiện, bừa băi.
Anh kể ra một vài ví dụ như: tùy tiện ngay trong việc giao thông đi lại, người VN rẽ ngang, rẽ dọc, đi ngược chiều, thậm chí vượt đèn đỏ… vô tư đi lại, sang đường theo ư ḿnh mà không theo một luật lệ giao thông nào cả.
Rồi tùy tiện trong cách nói năng, ứng xử tại những chỗ đông người th́ họ rất ồn ào, hay cười phá lên một cách vô duyên, thậm chí trong cách giao tiếp c̣n chửi thề, chửi tục… mà không chú ư tới những người xung quanh. Tùy tiện trong việc vệ sinh, xả rác bừa băi không để đúng nơi quy định, điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của người dân các bạn.
Anh Cuitres cho rằng, mỗi quốc gia có nền văn hóa riêng. Ở đất nước anh, trong văn hóa ăn uống, ai ăn th́ người đó tự trả tiền, và thường ăn hết số thức ăn ḿnh lấy để tránh lăng phí… Nhưng vấn đề ăn uống người Việt hay lấy quá nhiều, khi không ăn hết bỏ thức ăn thừa… rất lăng phí. Hay người Việt có thói quen hay mời nhau ăn, người kia mời th́ đứng dậy trả tiền luôn một thể…
Tuy nhiên, theo anh Cuitres bên cạnh thói xấu người VN rất thông minh, cần cù, học hỏi nhanh, thân thiện và hay giúp đỡ mọi người. Anh Cuitres, người Việt vốn rất thông minh, học hỏi nhanh nếu họ bỏ được những thói xấu, học tập các ứng xử giao tiếp, đi lại theo các nước tiên tiến nhiều du khách như chúng tôi sẽ thấy sự toàn diện ở con người Việt Nam.
C̣n anh Gordin, một du khách Úc lần đầu tiên đến VN có cảm nhận về con người và đất nước. Một số người lao động VN có thói quen hay làm phiền người khác tại các địa điểm du lịch, mời chào người ta mua hàng, mua đồ kỷ niệm, chụp ảnh… trong khi chúng tôi chưa muốn mua, hoặc không thích.
Nếu không mua, người bán hàng nói to tiếng và tỏ vẻ thái độ cáu gắt khiến du khách như chúng tôi rất thiếu thiện cảm. Theo anh Gordin, đấy là một số ít người như vậy tại một số địa điểm du lịch, đi tới các vùng quê văn hóa khác chúng tôi chứng kiến nhiều h́nh ảnh tốt, thân thiện của người dân quê chân chất mang đậm bản sắc văn hóa hiếu khách của người Việt.
Anh c̣n nhận xét, người VN c̣n có thói quen là hay mua sắm tùy tiện, không tính toán kỹ mà chủ yếu mua theo cảm tính, theo quảng cáo, a dua theo số đông của nhiều người và giá rất đắt nhưng không biết hiệu quả ra sao. Trong khi, đối với du khách chúng tôi, hàng hóa đó phải thực sự có ích, và thuyết phục được sở thích của tôi, th́ tôi mới bỏ tiền ra mua...
Theo ư kiến của nhiều nhà văn hóa đây là do thói quen ứng xử tự do, có phần tùy tiện của người Việt, sâu xa hơn là vấn đề dân trí c̣n thấp, tŕnh độ văn minh chưa tiến theo kịp thế giới, văn hóa trong ứng xử của nhiều người Việt c̣n kém. V́ vậy, trong xu thế mới chúng ta phải có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục để từng bước nâng cao nhận thức trong mỗi người dân.
Chúng ta đang trong xu thế hội nhập, nên không chỉ hội nhập về kinh tế, giáo dục, đào tạo… mà trong văn hóa, giao tiếp, ứng xử của người dân Việt cũng phải hội nhập, thay đổi, đặc biệt là đội ngũ phục vụ du lịch, nhưng không v́ thế mà mất đi bản sắc phong tục, văn hóa truyền thống của người Việt.
Nguồn: Nguyễn Hiếu/ Infonet