Nghị trường hôm qua toàn những tiếng thở dài năo ruột trước t́nh trạng suy giảm kinh tế đang rơ nét hơn bao giờ hết.
Tổng cầu th́ giảm mạnh, tồn kho th́ chồng chất, nợ xấu th́ khổng lồ, sức mua th́ kiệt quệ, doanh nghiệp th́ thi nhau lăn ra chết, một nửa số chưa chết th́ hấp hối với số lỗ lên tới 50 ngàn tỷ.
Một người kiệm lời như Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng phải thảng thốt “Tôi thấy nguy cơ lắm rồi các đồng chí ạ”.
Phó Chủ tịch nước đă nói về một “băn khoăn không biết hỏi ai” khi “Các doanh nghiệp FDI ra sức phát triển mở rộng sản xuất mà lại báo lỗ, không chịu nộp thuế. Cụ thể là Coca Cola, mở rộng sản xuất hết chỗ nhưng lại trốn thuế, trốn nộp bảo hiểm cho người lao động”.
Vẫn là cái tên Coca Cola. Nhưng chỉ là một trong 14.500 doanh nghiệp FDI trên toàn quốc. Vẫn là một Coca Cola nhưng không hề cá biệt cho mặt trái của chiếc huy chương thu hút FDI. Nghe số vốn th́ sướng tai với toàn triệu với tỷ dollar nhưng suốt từ năm 1994 triệu, tỷ dollar đó chưa nộp bất cứ một xu tiền thuế.
Thu nội địa đang hụt 7 ngàn tỷ mỗi tháng. Thu xuất nhập khẩu đang hụt 4 ngàn tỷ mỗi tháng. Trong khi đó, nhiều ngành công nghiệp hàng hóa ế chỏng ế chơ đang xếp chật kho. Trong khi đó, BĐS đang trong thời kỳ ngủ đông hay ngủ lâm sàng chưa biết bao giờ mới tỉnh. Trong khi đó, sau lời than không tiếp cận được vốn th́ giờ các DN không hấp thụ được vốn, do xuất phát điểm là nợ đầm nợ đ́a. Trong khi đó, thuế phí không thể bổ măi khi ngay cả sức mua trong dân cũng kiệt quệ.
Trong khi cái túi ngân sách đang vơi đi, nhiều người như bắt được vàng khi nắn nót ghi trong báo cáo về điều kỳ diệu nông nghiệp, bất chấp thăng trầm khủng hoảng hay suy giảm, bất chấp lạm phát hay thiểu phát, luôn là ngành xuất siêu và là một nguồn thu ngoại tệ ổn định.
Nhớ 2 hôm trước, sau tọa đàm lấy tên rất lạ là “Iphone hay Ai lúa”, TS Đặng Kim Sơn nói trên Thời báo Kinh tế về câu chuyện “Mỹ bán iPhone để mua… gạo. Trong khi Việt Nam xuất khẩu lúa gạo để mua iPhone”: “Rất nhiều người bảo rằng nên sản xuất iPhone bán đi để mua gạo, thay v́ trồng lúa. Thế nhưng chúng ta phải nh́n nhận rằng, những năm qua các nước ở Đông Nam Á rơi vào khủng hoảng tài chính, công nghiệp và dịch vụ đi xuống, nhưng nông nghiệp vẫn tăng trưởng”.
Ở Việt Nam, tấm huy chương nông nghiệp đang có được dựa trên một thực tế là “giá nông sản thấp như con dao hai lưỡi, đối với toàn dân là tốt, nhưng đối với nông dân lại bị thiệt”. Và nông dân đă hy sinh cho công nghiệp hóa đến mức hầu hết lao động nông thôn bị đẩy ra đường làm xe ôm, đào vàng, phu hồ, dọn vệ sinh, những công việc không kư hợp đồng, không bảo hiểm, không đào tạo, không đóng thuế. 70% dân số là nông dân “nhưng đây lại là một khối câm lặng khổng lồ, v́ họ không được bàn bạc”. Nếu cần một câu ví dụ th́ thời sự nhất đang là việc tạm trữ lúa gạo mà việc các bộ, ngành tranh luận bàn bạc trong sự bàng quan của nông dân.
Tỷ trọng GDP trong nông nghiệp đang giảm dần, dù nó vẫn là ngành xuất siêu duy nhất là bị đối xử như một đứa con ghẻ.
Và bây giờ, tới lúc khốn quẫn, khi Iphone (một biểu tượng của công nghiệp hóa) đang tồn kho, khi Coca Cola (biểu tượng khác của FDI) đang gây ra những “thắc mắc không biết hỏi ai”, th́ rất lạ, người ta mới lại nói đến chuyện “Ai lúa” dù thực chất, hạt gạo Việt, với h́nh dáng từa tựa như hạt mồ hôi, đang được bán quá rẻ.
Hôm qua, khi lư bí về nguồn thu, có ư kiến đă nói đến “khó khăn nếu giá dầu không có đột biến”. Nhẽ nào thu ngân sách trong thời suy giảm hóa ra chỉ là việc thúc thủ ngồi đếm mồ hôi xuất khẩu, nghĩ ra các khoản thuế và ước cho Mỹ đánh Iran để giá dầu thế giới khủng hoảng, đặng việc “đào dầu lên để bán” hưởng lợi nhờ sốt giá.
Nguồn: Đào Tuấn