Hôm thứ ba, 14/5, một thượng nghị sĩ Mỹ cho biết ông sẽ kiên quyết đ̣i hỏi các bảo đảm về nhân quyền tại những quốc gia như Việt Nam và Malaysia, khi mà có khoảng hơn chục nước đang đàm phán gia nhập một hiệp định thương mại tự do khổng lồ xuyên Thái B́nh Dương – TPP.
Ông là nghị sĩ Ben Cardin, chủ tịch tiểu ban Quan hệ Đối ngoại khu vực Đông Ácủa Thượng viện Hoa Kỳ. Ông hoan nghênh một số diễn biến, ví dụ việc Nhật Bảnquan tâm đến TPP, hiệp định sẽ có phạm vi điều chỉnh là khoảng 40% nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên ông Cardin nói rằng ông sẽ “thúc đẩy tiến bộ trong quản lư vĩ mô (nguyên văn là “good governing”, tức là “quản trị tốt”, “chính trị” – ND) và trong vấn đề nhân quyền”, bên cạnh các tiêu chuẩn về môi trường và lao động mà chính quyền của Tổng thống Obama tuyên bố sẽ ưu tiên.
Hành động cổ suư cho nhân quyền “cho thấy rằng chúng ta đại diện cho một điều ǵ đó giống như một quốc gia” – ông Cardin phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, với tư cách đảng viên đảng Dân chủ của Tổng thống Obama và đại diện cho bang Maryland.
Cardin không nêu cụ thể là ông sẽ làm thế nào để đưa vấn đề nhân quyền vào hiệp định TPP, nhưng ông nói thẳng về Việt Nam, bày tỏ quan ngại về việc Hà Nội bỏ tù blogger và các nhà hoạt động “chẳng v́ lư do ǵ ngoài v́ họ đă nói lên mối quan tâm của họ”.
Ông cũng nêu vấn đề với Malaysia, cho rằng mặc dù về cơ bản Malaysia là một “nền dân chủ tiến bộ”, nhưng họ áp đặt quá nhiều kiểm soát lên khối tổ chức phi chính phủ (NGO) và không trao đủ quyền cho phe đối lập.
Cardin là người khởi xướng một đạo luật ban hành năm ngoái, trừng phạt các quan chức Nga v́ đă để xảy ra cái chết trong tù của luật sư Sergei Magnitsky. Các nhóm nhân quyền cho rằng luật sư này đă bị tra tấn. Nga giận dữ phản ứng lại, tuyên bố sẽ hành động ăn miếng trả miếng với các quan chức Mỹ.
“Phải, chúng tôi muốn làm ăn kinh doanh với Nga, chúng tôi muốn làm ăn với các nước thuộc TPP. Nhưng họ có trách nhiệm phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế – không phải là tiêu chuẩn của Mỹ, mà là tiêu chuẩn quốc tế – về quản trị đất nước và nhân quyền”
Các cuộc đàm phán về TPP gồm có các quốc gia như Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Nhật Bản gần như chắc chắn sẽ ngồi vào bàn đàm phán trong năm nay.
Tổng thống Obama công bố về TPP như là một hiệp định của thế kỷ 21 với những tiêu chuẩn cao về lao động và môi trường. Tuy nhiên, các nhà hoạt động chỉ trích rằng TPP sẽ làm tăng giá thuốc, do Washington ủng hộ các công ty dược.
Hiệp định cũng gặp phải sự phản đối từ khu vực nông nghiệp của một số nước, trong đó có nông dân trồng lúa ở Nhật và sản xuất sữa ở Mỹ, Canada.
Nguồn: Global Post/ Defend the Defenders