CH Séc - Việt Nam đă tuyên án 14 năm tù đối với 2 sinh viên v́ tội tuyên truyền chống Trung Quốc xâm lược biển đảo. Hầu hết truyền thông trên thế giới, trong đó có CH Séc phản ứng mạnh về sự đàn áp và khủng bố những người có tư tướng chống Trung Quốc, mặc dù xuất phát từ ḷng yêu nước.

Phương Uyên và Đ́nh Kha tại Toà án "nhân dân". Nguồn: FB.
Hàng thông tấn xă quốc gia Séc CTK đưa tin về vụ “đàn áp” này, sau đó đồng loạt các phương tiện truyền thông như truyền thanh hay truyền h́nh quốc gia Séc cùng nhiều báo chí khác đă đưa tin lại. Sinh viên đại học 21 tuổi Nguyễn Phương Uyên bị mức án 6 năm tù, chuyên viên máy tính 25 tuổi Nguyễn Đ́nh Kha 8 năm tù. Sau đó cả hai bị 3 năm quản thúc.
Những người bảo vệ nhân quyền liền phản đối bản án này. Theo họ, đây là cách làm của chính quyền cộng sản Việt Nam nhằm đàn áp những chính kiến đối lập ngày càng tăng.
“H́nh phạt này quá nặng nề. Họ nói những ǵ mà họ đă làm. Họ làm v́ ḷng yêu nước và cố gắng làm cho đất nước tốt đẹp hơn. Họ hoàn toàn không chống phá nhà nước”. Đúng như luật sư Nguyễn Thanh Lương khẳng định.
Trong bản tin của thông tấn xă Séc CTK cho biết, từ cuối năm 2009, khi nhà nước độc tài Việt Nam bắt đầu những biện pháp cứng rắn chống lại tự do ngôn luận, có hàng chục người đối kháng đă phải vào tù. Chỉ từ đầu năm nay, ít nhất có 38 người đă bị kết án v́ tội “chống phá nhà nước”.

Biểu ngữ chống Trung Quốc xâm lược viết bằng máu được coi là phản động.
Sứ quán Mỹ tại Việt Nam bày tỏ “quan ngại” sau phiên toà.
“Các bản án này phần nào cho thấy một xu hướng đáng lo ngại là các nhà chức trách Việt Nam sử dụng các tội danh trong các luật về an ninh quốc gia để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ v́ họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà.
Chính quyền Mỹ nhấn mạnh: “Những việc làm này trái với quyền tư do ngôn luận và như vậy cũng trái với các nghĩa vụ của Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trọng Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới”.
Do vậy, “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho những tù nhân lương tâm và cho phép tất cả người dân Việt Nam được bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hoà”.
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW), chỉ trích phiên ṭa. “Bản án này thật sự gây căm phẫn và chúng tôi sẽ tiếp tục nêu các bản án này ra trước công luận quốc tế càng nhiều càng tốt. Bản án này cho thấy sự phá sản của thành tích nhân quyền Hà Nội. Trong khi nhà cầm quyền Việt Nam nói họ hành xử theo luật pháp và tôn trọng nhân quyền th́ các bản án này chứng tỏ họ chỉ hành xử theo quyền lợi của đảng cộng sản cầm quyền, bất chấp quyền căn bản của con người bị chà đạp.”, ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của HRW.
Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên sau phiên toà:
Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Thu UyênThành phần tham dự phiên ṭa hôm nay hoàn toàn là lực lượng an ninh mặc thường phục. Những người an ninh này tôi đă từng gặp mặt họ. Phía Nguyễn Phương Uyên, bố mẹ không hề nhận được giấy báo về phiên xử. Khi đến ṭa, chỉ có mẹ và cậu của Uyên được vào bên trong. Bố và em trai Uyên phải ngồi ngoài cổng ṭa. Hết sức phẫn uất. Phẫn uất đến độ không thể chịu đựng được. Bố của bị can tranh đấu với họ xin vào, họ bảo hết chỗ ngồi, xin vào đứng nghe, họ vẫn không cho vào. Tôi hỏi họ: “Đây là phiên ṭa công khai mà bố đẻ không được vào dự th́ công khai như thế nào?” Họ không trả lời được. Ở phiên ṭa, họ gán ghép cho Uyên và Kha trong tổ chức Tuổi trẻ Yêu nước, chống chính quyền, kêu gọi đứng lên lật đổ chính quyền. Hai đứa trẻ “trói gà chưa chặt” mà bị nói là “lật đổ chính quyền”.
Tại ṭa cô Uyên đă phát biểu thế nào?
Uyên phát biểu rất mạnh mẽ và cứng rắn. Điển h́nh như Uyên nói: “Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’, khẩu hiệu bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’, là v́ tôi thể hiện ḷng yêu nước khi tôi căm phẫn Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đến tột cùng sự phẫn uất.” Khi cháu Uyên nói đến đây, quan ṭa ngăn lại, không cho nói nữa. Tíêp đó, Uyên có nói về bức biếm họa Uyên vẽ đoàn người đứng trước một công an cầm dùi cui chỉ về hướng dân, phía trên ghi ḍng chữ “Tự do-dân chủ”. Uyên nói tôi vẽ bức tranh này trong 15 phút để thể hiện thực tế người dân thấp cổ bé miệng khi nói ra th́ bị đàn áp. Trước ṭa, Uyên phát biểu mạnh mẽ, phản bác các công tố viên. Lời cuối cùng Uyên nói: “Việc tôi làm, tôi chịu, yêu cầu không gây khó khăn cho gia đ́nh tôi. Tôi là một sinh viên, là đại diện cho tầng lớp trí thức, sức mạnh của đất nước, tôi mong muốn phiên ṭa hôm nay xét xử công bằng để tôi sớm được trở về với cộng đồng, tiếp tục cống hiến cho đất nước và thể hiện ḷng yêu nước.” Uyên chỉ nói vậy thôi chứ không xin xỏ ǵ hết.
Hôm nay tại ṭa Uyên có nói Uyên bị giam giữ ở công an phường Tây Thạnh 2 hôm. Khi bắt, họ không đưa ra một chứng từ pháp lư nào, hoàn ṭan vi phạm luật pháp. Sau đó, Uyên bị họ ép vào trong khách sạn, giữ trong khách sạn 5 ngày. Uyên xin gọi điện về cho gia đ́nh họ cũng không cho. Họ bắt Uyên phải viết giấy hợp tác. Uyên nói rơ là lúc đó đang trong giai đoạn học thi, khi bị ép vào khách sạn buộc viết giấy th́ Uyên viết v́ họ hứa sẽ cho về thi. Uyên nói: “Trong lúc đó tôi rất hoảng hốt, sợ bỏ thi, cho nên họ bắt viết giấy, tôi viết.” Uyên nói trong giai đoạn đó bị ép buộc, họ bắt làm ǵ, viết ǵ, Uyên đành chấp nhận để được trở về thi theo lời hứa của họ.
Thanh Thảo - Vietinfo.eu
Lược dịch, biên tập từ thông tấn xă Séc ČTK, RFI, BBC, VOA