Mượn cớ kinh tế khó khăn, đơn hàng ít, cần cắt giảm lao động, không ít doanh nghiệp t́m cách đuổi khéo lao động gốc Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh.
Do có hộ khẩu Nghệ An nên anh Nguyễn Bá (30 tuổi, quê huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) trầy trật xin việc mà không công ty nào nhận.

Khuôn mặt buồn rười rượi của người lao động khi bỗng dưng mất việc |
Ban đầu anh Bá xin vào làm ở công ty D.H (sản xuất giày da, đóng tại KCN Sóng Thần) v́ vợ anh làm trợ lư cho một quản đốc của công ty này. Để được việc cho chồng, vợ anh đă phải xin xỏ quản đốc. Sau đó quản đốc đứng ra bảo lănh để anh Bá vào làm. Nhưng hồ sơ xin việc của anh vẫn bị gạt phăng khi bộ phận nhân sự công ty phát hiện anh quê Nghệ An.
Anh Bá lại tiếp tục sang công ty P.K (chuyên may giỏ xách) để thử vận may. Qua nhiều đầu mối, anh được cả quản đốc và pḥng nhân sự tiếp nhận, nhưng sau đó ông sếp người Hàn Quốc thấy anh quê
Nghệ An nên lại loại hồ sơ.
Giống như anh Bá, H. (23 tuổi, quê Thanh Hóa) cũng đi 2 khu công nghiệp Sóng Thần và Linh Trung nhưng bảo vệ công ty chưa cần xem hồ sơ, mới nghe giọng của H đă lắc đầu, phất tay bảo đi chỗ khác.

Kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân công, lao động Thanh - Nghệ - Tĩnh là đối tượng đầu tiên bị cho nghỉ việc. Trong ảnh, công nhân chới với v́ một công ty ở huyện Bến Cát - B́nh Dương ngưng hoạt động đột ngột. |
Đáng thương hơn anh Bá và H, Lê Thị X. (23 tuổi, quê Hà Tĩnh) đă phải cố gắng suốt 3 năm mới lên được mức lương 3 triệu nhưng lại bị ông chủ đuổi, c̣n bố th́ đang bệnh nặng, không có tiền chữa trị.
Nguyên nhân khiến X. bị đuổi việc cũng chỉ v́ quê quán của cô. Ban đầu, ông chủ bảo do ít việc nên cho X nghỉ việc 7 ngày không lương. Hết 7 ngày, ông chủ lại lệnh nghỉ tiếp 10 ngày cũng với lư do ít việc.
Quá bức xúc, X hỏi giám đốc th́ bị quát: "Chanh chua, lư sự hả, đợt trước ai xúi công nhân viết đơn kiến nghị tăng lương? Cô với 2 ông người Thanh Hóa này chứ ai. Làm không lo làm, toàn quậy!”.
X. cho biết sau khi cô bị đuổi, 5 nam công nhân khác cũng bị cho nghỉ v́ lư do “cùng quê con X.”. Cách
đuổi việc của vị giám đốc này là bắt công nhân nghỉ không lương để
công nhân chán nản tự động rút khỏi công ty.
Họ cho rằng lao động vùng này hay rủ đồng hương hạch sách, gây hấn với người lạ, lại hay ăn cắp vặt
Ông Đặng Quang Việt, Phó Trưởng Ban Quản lư các KCN B́nh Dương (phụ trách mảng lao động), cho biết có nghe thông tin các doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh từ chối lao động vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Tuy nhiên, theo ông Việt, chọn lựa lao động là quyền của doanh nghiệp, Ban Quản lư KCN không thể can thiệp.
Cũng theo ông Việt, nếu người lao động bị sa thải vô căn cứ, họ có thể khởi kiện ra ṭa hoặc thông qua các tổ chức công đoàn, ban quản lư khu công nghiệp và các tổ chức khác để can thiệp.
Ông Nguyễn Quang Kỳ, Giám đốc công ty Đại Thịnh Việt (Dĩ An, B́nh Dương) cho biết: “Giai đoạn này các doanh nghiệp sàn lọc lao động dữ lắm. Các bạn quê Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh dù không tội t́nh nhiều khi cũng phải đắng ḷng ra đi…”.
Theo ông Kỳ, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp có ấn tượng không tốt với lao động đến từ vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh. Họ cho rằng lao động vùng này hay rủ đồng hương hạch sách, gây hấn với người lạ, lại hay ăn cắp vặt, nghỉ việc vô cớ…
Dù hiện tượng trên chỉ xảy ra ở một số công ty nhưng “tiếng dữ đồn xa” đă khiến nhiều lao động từ vùng vùng này phải chịu cảnh cay đắng khi vào Nam mưu sinh.
TM