R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
|
Tiền mặt của ông Đặng Thành Tâm
Theo báo cáo tài chính của Công ty Kinh Bắc, kết thúc quý I/2013, Công ty lỗ 55,2 tỷ đồng so mức lãi 12,2 tỷ đồng đạt được. Trong đó, lỗ thuộc về các cổ đông công ty mẹ là 53,1 tỷ đồng.
Tổng công ty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc (mã: KBC) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2013 với kết quả đảo ngược hoàn toàn so với cùng kỳ 2012. Kết thúc quý I, KBC lỗ 55,2 tỷ đồng so mức lãi 12,2 tỷ đồng đạt được trong quý I/2012. Trong đó, lỗ thuộc về các cổ đông công ty mẹ là 53,1 tỷ đồng. Nguyên nhân lỗ thể hiện trên dữ liệu kết quả kinh doanh cho thấy do doanh thu sụt giảm mạnh và chi phí bán hàng tăng.
Cụ thể, doanh thu bán hàng quý I/2013 của KBC bằng chưa tới 1/3 cùng kỳ, chỉ đạt 43,8 tỷ đồng. Cộng với việc, các khoản giảm trừ doanh thu trong quý lên gần 5 tỷ đồng nên doanh thu thuần chỉ còn 38,8 tỷ. Ngoài ra, doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm 58,6% còn 4,9 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng tăng gấp đôi lên 2,9 tỷ trong kỳ, trong khi các loại chi phí khác hầu như đều giảm. Qua đó, hoạt động kinh doanh trong kỳ ghi nhận lỗ thuần 65,3 tỷ đồng, so với mức lãi đạt được quý I/2012 là 18,8 tỷ đồng. Thêm vào đó còn có phần lỗ từ công ty liên kết hơn 1 tỷ đồng.
Do vậy, mặc dù ở phần lợi nhuận khác ghi nhận mức lãi tăng gần 300% lên 10,1 tỷ đồng song không bù đắp nổi lỗ từ hoạt động kinh doanh của tổng công ty và các công ty liên kết. Tổng lỗ kế toán trước thuế ở mức 56,3 tỷ đồng.
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) cũng vì vậy xuống mức âm 183 đồng/cp so với mức 64 đồng/cp cùng kỳ năm 2012.
Theo thông tin thuyết minh tại báo cáo tại giao dịch trọng yếu với các bên liên quan, trong kỳ công ty trả gốc vay cho ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT số tiền gần 5,49 tỷ đồng, đồng thời thu lãi tiền vay từ CTCP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn (một công ty khác của ông Đặng Thành Tâm) 1,85 tỷ đồng.
Khoản phải trả ngắn hạn khác còn 258,4 tỷ đồng, trong đó còn khoản vay từ ông Đặng Thành Tâm 714 triệu đồng, phải trả cho CTCP Đầu tư Sài Gòn 6,75 tỷ đồng và CTCP Thuỷ điện SGI – Lào 250,9 tỷ đồng.
Công ty còn vay dài hạn CTCP Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng 4 tỷ và vay ông Đặng Thành Tâm 22,1 tỷ.
Trong một diễn biến khác, theo báo cáo tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2013 của Công ty Hoàng Anh Gia Lai cho biết, công ty này cũng phải gánh khoản nợ lên tới 16.000 tỉ, bằng 63% tổng tài sản.
Trong đó các khoản nợ phải chịu lãi suất là 11.622 tỷ đồng, bao gồm các khoản vay ngân hàng, trái phiếu thông thường và trái phiếu chuyển đổi. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng hơn 27,5%.
BIDV là “chủ nợ” lớn nhất của HAG với giá trị các koản vay là 2.640 tỷ đồng, gồm 410 tỷ vay ngắn hạn và 2.230 tỷ vay dài hạn. Trong năm 2011, HAG phải trả 464 tỷ chi phí lãi vay, trong quý I/2012, số lãi phải trả là gần 225 tỷ đồng.
Nhiều đại gia ngược dòng đầu tư BĐS, Ngân hàng
Mới đây, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải, ông Trần Bá Dương đã quyết định rời khỏi công ty này để chuyên sang một lĩnh vực mới: bất động sản.
Trong khi đó, nhiều ông chủ ở những lĩnh vực khác lại nhảy vào ngân hàng. Nổi bật nhất gần đây là chuyện ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đồng Tâm, làm Chủ tịch Ngân hàng Kiên Long.
Một doanh nghiệp lớn khác trong lĩnh vực xây dựng là Tập đoàn Thiên Thanh cũng đã nhảy vào lĩnh vực ngân hàng khi quyết định mua lại hơn 10% cổ phần của Ngân hàng Đại Tín vào đầu năm 2013.
Trước đó 1 năm, hai anh em nhà họ Đỗ là Đỗ Minh Phú, ông chủ Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và ông Đỗ Anh Tú, Tổng giám đốc Công ty Diana và những người có liên quan đã công bố mua lại 20% cổ phần TienPhong Bank. Ông Phú và ông Tú sau đó đã được bầu vào Hội đồng Quản trị của ngân hàng này, lần lượt giữ chức Chủ tịch và Phó chủ tịch.
Trong khi ông Thắng đang rất hào hứng với ngân hàng, ông Đặng Thành Tâm lại tháo chạy khỏi lĩnh vực này. Năm ngoái, Ngân hàng Phương Tây (ông Tâm từng là một cổ đông lớn) lên kế hoạch sáp nhập với Công ty Tài chính Dầu khí để tái cơ cấu ngân hàng này. Mới đây, tại Đại hội cổ đông của Ngân hàng Nam Việt, ông Đặng Thành Tâm cũng đã được các cổ đông chấp nhận việc từ nhiệm khỏi Hội đồng Quản trị.
AP
|