- Việc giới học giả Trung Quốc đ̣i xét lại chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Ryukyu cho thấy âm mưu mới đối phó với các nước tranh chấp chủ quyền.
Một bài xă luận đăng ngày 8/5 trên tờ
Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - khẳng định quần đảo Ryukyu từng là chư hầu của Trung Quốc thời Minh-Thanh, hai triều đại phong kiến trong lịch sử nước này và kêu gọi đă đến lúc xét lại các vấn đề liên quan đến chủ quyền của quần đảo.
Trung Quốc kích động ly khai để độc chiếm Senkaku/Điếu Ngư.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay sau đó, khi được hỏi liệu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền đối với “quần đảo Ryukyu và Okinawa hiện thuộc quyền quản lư của Nhật Bản” hay không, đă trả lời lảng tránh: “Giới học giả từ lâu đă tỏ ra quan tâm đến lịch sử của Ryukyu và Okinawa”.
Trong một tuyên bố, Thiếu tướng La Viện - một viên tướng diều hâu - nhấn mạnh quan hệ chư hầu trong lịch sử không nhất thiết phản ánh quần đảo Ryukyu là một phần của lănh thổ Trung Quốc. “Nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điểm, quần đảo Ryukyu không thuộc về Nhật Bản. Nếu Ryukyu không thuộc về Nhật Bản th́ Tokyo làm sao lại có có thể bàn đến chuyện Điếu Ngư”, tướng La Viện quả quyết.
Tuyên bố của La Viện đă lộ ra mục đích thực sự của Trung Quốc trong việc đ̣i xét lại chủ quyền của quần đảo Ryukyu. Mục đích của Bắc Kinh có thể là nhằm làm suy yếu các tuyên bố chủ quyền của Nhật đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp.
Nhật Bản tuyên bố Senkaku là một phần của quần đảo Ryukyu. Do đó, bằng cách lập luận Ryukyu không thuộc về Nhật Bản, Trung Quốc muốn nhấn mạnh Senkaku/Điếu Ngư cũng không thuộc về Nhật Bản.
Ngày 10/5, một bài xă luận trên Hoàn cầu Thời báo nhấn mạnh vấn đề Ryukyu có vai tṛ cung cấp đ̣n bẩy cho Trung Quốc.
Nếu Nhật Bản chọn đối kháng với Trung Quốc, theo Hoàn cầu Thời báo, Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách kích hoạt một vài động thái mà điểm cốt lơi là “kích động và hỗ trợ các lực lượng ở Okinawa muốn khôi phục lại nền độc lập cho Ryukyu”. Báo này viết “Trung Quốc cần khiến cho Nhật Bản nhận thức được các mối đe dọa đối với toàn vẹn lănh thổ của nước này”.
Một điều thú vị là đe dọa ủng hộ các lực lượng ly khai ở Nhật Bản của Trung Quốc “lộ diện” không lâu sau khi Vương quốc Anh được lưu ư về mối đe dọa tương tự.
Tháng 1/2013, Hoàn cầu Thời báo đe dọa: “Trung Quốc có lợi thế hơn hẳn Anh trong việc thúc đẩy các nhóm ly khai ở ở Bắc Ireland và Scotland, khiến cho London mất ăn mất ngủ”. Đe dọa của ủng hộ các lực lượng ly khai ở Anh của Trung Quốc được cho là hành động trả đũa việc Thủ tướng David Cameron gặp gỡ với Đức Dalai Lama năm ngoái.
Ngày 10/5, Phó Chủ tịch Trung Quốc Lư Nguyên Triều nhấn mạnh, Bắc Kinh ủng hộ “chủ quyền của Argentina đối với quần đảo Malvinas”. Argentina và Anh đă tranh chấp quần đảo Malvinas (Anh gọi là Falklands) trong nhiều thập kỷ từ năm 1982.
Chiến lược hỗ trợ các lực lượng ly khai ở nước ngoài để làm suy yếu chính phủ nước đó của Trung Quốc gợi lại những ǵ mà họ đă từng thực hiện ở Đông Nam Á trong những năm 1970. Trong thời gian này, dù tuyên bố có quan hệ thân thiện với các chính phủ Malaysia, Myanmar…, Bắc Kinh vẫn hỗ trợ cho các phong trào chính trị khác lật đổ chính phủ cầm quyền.
Hiện nay, một lần nữa, có vẻ như Trung Quốc đang nỗ lực t́m cách làm suy yếu các chính phủ mà họ đă thiết lập quan hệ hữu nghị dù bề ngoài vẫn tuyên bố chắc nịch không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Lần này mục đích của Bắc Kinh rơ ràng là muốn làm suy yếu các đối thủ đang có tranh chấp lănh thổ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có thể hứng đ̣n “gậy ông đập lưng ông” với chiến lược ủng hộ các phong trào ly khai. Bắc Kinh cần phải nhận ra rằng Trung Quốc cũng có khả năng bị phản đ̣n. Xem xét các vấn đề xuất phát từ Tây Tạng và Tân Cương, Trung Quốc thậm chí c̣n rất dễ bị tổn thương.
Do đó, trước khi tiến xa với chiến lược trên, Trung Quốc nên ngẫm lại lời răn của tiền nhân rằng đó chính là "con dao hai lưỡi "và “quay đầu là bờ”, trước khi quá muộn.
theo kienthuc