Việc Nga bắt giữ một điệp viên ‘tay trong’ của CIA tại Moscow khiến nhiều người nhớ lại các bê bối gián điệp lớn diễn ra trong thập kỷ vừa qua khiến quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây gặp nhiều ‘trục trặc’, đặc biệt là sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Một trong những vụ bê bối rùm beng nhất giữa Moscow và Washington kể từ sau Chiến tranh Lạnh là vụ cách đây ba năm, Cơ quan điều tra liên bang Mỹ FBI phát hiện ra một mạng lưới các điệp viên nằm vùng của Nga.

Anna Chapman
Mười người bị bắt tại Mỹ hồi tháng 6/2010, trong đó có người đẹp Anna Chapman. Ngay sau đó, họ bị trục xuất khỏi đất Mỹ và đổi lấy bốn điệp viên khác của Mỹ đang thụ án tại Nga. Việc trao đổi tù nhân lớn nhất kể từ sau khi Tấm màn Thép bị hạ diễn ra tại ngày 9/7/2010.
Rất nhiều điệp viên của Nga làm việc tại Mỹ dưới các vỏ bọc trong nhiều năm, họ có nhà cửa và gia đ́nh ở Mỹ. Khi trở về Nga, các điệp viên này đều nhận được giải thưởng, danh hiệu cao nhất từ nhà nước. Vụ bê bối đă khiến cho Chapman trở thành ‘người phụ nữ nguy hiểm chết người’. Chapman từng chụp h́nh cho tạp chí Maxim, giờ làm người dẫn chương tŕnh cho kênh truyền h́nh Nga.
Điệp viên thứ 11 của Nga đă bị bắt tại Síp, nhưng rồi biến mất ngay sau khi được thả tại ngoại. Không ai rơ số phận cũng như tên thật của điệp viên này. Điệp viên này bị cáo buộc là đă sử dụng tên của một cậu bé người Canada là Christopher Metsos, mất từ khi lên 5.

Gennady Sipachev
Cơ quan phản gián của Nga cũng không chịu ngồi yên. Hồi tháng 5/2010, một người quốc tịch Nga là Gennady Sipachev đă bị kết tội chuyển giao các bản đồ quân sự tuyệt mật cho Lầu Năm Góc. Các nhân viên điều tra tin rằng Mỹ có thể sử dụng các bản đồ này để phóng tên lửa hạt nhân tầm thấp vào các khu vực của Nga ở mức độ chính xác hơn. Sipachev bị kết tội bốn năm, thay v́ 20 năm sau khi có thỏa thuận với các công tố viên và hợp tác với các nhân viên điều tra.

Vladimir Lazar
Trong một câu chuyện khác cũng liên quan tới các bản đồ trên, hồi tháng 5 năm ngoái, Đại tá lực lượng dự bị của Nga là Vladimir Lazar đă lính án 12 năm tù và mất chức sau khi làm gián điệp cho Mỹ. Theo các công tố viên, hồi năm 2008, ông này đă mang 7.000 tấm ảnh số chụp bản đồ địa h́nh của Nga cho Sipachev. Sau đó, ông này c̣n mang các tài liệu mật sang Belarus và chuyển cho điệp viên quân sự Mỹ là Aleksandr Lesment sống ở Estonia.
Tháng 6/2012, ṭa án binh ở Moscow đă kết tội một cựu nhân viên Mật vụ Liên bang (FSB) là Đại tá Valery Mikhailov 18 năm tù v́ tội phản bội đất nước. Các điều tra viên cho biết, trong khi phục vụ ở FSB, Mikhailov đă tự ư liên hệ với các nhân viên CIA ở Moscow và chuyển các bị mật quốc gia cho họ.

Edmond Pope
Một vụ bê bối gián điệp lớn khác cũng bung ra vào năm 2000, khi cựu quan chức t́nh báo hải quân Mỹ Edmond Pope bị bắt ở Moscow v́ mua thông tin về loại ngư lôi VA-111 Squall từ giáo sư người Nga Anatoly Babkin. Edmond là người Mỹ đầu tiên bị kết tội gián điệp tại Nga kể từ sau vụ của Gary Powers hồi năm 1960. Edmond đă bị kết án 20 năm tù nhưng sau đó được Tổng thống Putin miễn giảm xuống c̣n chưa đầy một năm sau phiên ṭa.
Tuy nhiên, t́nh báo Mỹ vẫn chưa buông xuôi thông tin về loại ngư lôi Squall, hai điệp viên khác của CIA dưới vỏ bọc là các nhà ngoại giao Mỹ tiếp tục bị bắt tại Nga hồi năm 2002.

Robert Hanssen
Hồi năm 2001, điệp viên người Mỹ 58 tuổi của FBI là Robert Hanssen đă bị bắt v́ làm gián điệp cho Liên Xô, sau này là Nga, nhằm chống lại Mỹ. Ông đă bị bắt tại Virgninia sau khi cung cấp dữ liệu mật cho t́nh báo Nga. Người đàn ông đứng sau vụ ṛ rỉ thông tin t́nh báo lớn nhất trong lịch sử CIA đă mở túi tài liệu trong đó có chứa tên của hàng chục điệp viên khác của Mỹ và chuyển hơn 6000 trang dữ liệu mật cho Moscow.
Hanssen đă tiết lộ các chương tŕnh phản gián của Mỹ và kế hoạch hành động của Mỹ trong trường hợp bị tấn công hạt nhân. Nhờ có Hanssen mà Moscow được biết về một đường hầm mà FBI đào ngay dưới chân sứ quán Liên Xô khi ṭa nhà này được xây dựng hồi năm 1977.
Sau khi vụ việc vỡ lở, bốn nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi Mỹ và 46 người khác bị buộc rời khỏi đất Mỹ. Để trả đũa, Nga tuyên bố họ sẽ trục xuất 50 nhà ngoại giao Mỹ khỏi đất Nga. Sau cùng, chỉ có 4 nhân viên sứ quán Mỹ rời Moscow. Tháng 5/2002, Hanssen bị tuyên án chung thân với 15 tội danh.
Một trong những vụ việc kịch tính và thú vị nhất trong cả thập kỷ qua là vụ được tiết lộ vào năm 2006. Sau khi truyền h́nh Nga công bố đoạn video do thám cho thấy các nhà ngoại giao Anh bị bắt quả tang đang sử dụng một thiết bị công nghệ cao bên trong một ḥn đá giả để trao đổi thông tin với các điệp viên MI-6.

'Ḥn đá gián điệp'
Bản tin này cho biết chỉ trong ṿng chưa đầy hai giây là có thể đăng hoặc tải dữ liệu vào thiết bị siêu tinh v́ này. ‘Ḥn đá gián điệp’ này được đặt trong một công viên ở ngoại ô Moscow và bị cơ quan phản gián Nga phát hiện.
Cùng lúc đó, câu chuyện mang đầy màu sắc James Bond này đă làm nổ ra xung đột ngoại giao giữa Nga và Anh. London đă bác bỏ các cáo buộc sử dụng ‘đá gián điệp’ để theo dơi người Nga. Phải đến hồi đầu năm 2012, London mới thừa nhận chính họ đứng đằng sau ‘ḥn đá gián điệp’ này.
Lê Thu (theo RT)