) – Nga có ư định thuyết phục Hội đồng Bắc Cực kiên quyết ngăn cản tham vọng của “các tay chơi ngoài khu vực” như Trung Quốc, Ấn Độ, Liên hiệp châu Âu... vào Hội đồng này.
Phiên họp cấp bộ trưởng của Hội đồng Bắc Cực diễn ra trong 2 ngày đă khai mạc ngày 14/5 ở Kiruna, TP cực Bắc của Thụy Điển. Theo báo Kommersant, Nga có ư định thuyết phục Hội đồng Bắc Cực kiên quyết ngăn cản tham vọng của “các tay chơi ngoài khu vực” như Trung Quốc (TQ), Ấn Độ, Liên hiệp châu Âu (EU) và một loạt quốc gia khác cũng như một số tổ chức.
Phiên họp sẽ quyết định số phận của Bắc Cực, khu vực cực kỳ triển vọng về tiềm năng dầu khí và phát triển ngành thương mại hàng hải.
Tàu phá băng Xue Long (Rồng Tuyết) của Trung Quốc hoạt động ở Bắc cực.
Ngoại trưởng Sergei Lavrov đại diện nước Nga tham dự diễn đàn được tổ chức 2 năm/lần này. Giới chức Bộ Ngoại giao Nga nhận định đối với Moscow, diễn đàn này mang tính lịch sử và có ư nghĩa to lớn về địa chính trị.
Các quốc gia trên mong muốn trở thành thành viên của câu lạc bộ Bắc Cực với tư cách là quan sát viên thường trực. EU và TQ đă là quan sát viên lâm thời. Trong khi đó, Đan Mạch, Thụy Điển và Phần Lan tích cực ủng hộ ư tưởng trao cho EU địa vị quan sát viên thường trực. Ngoài ra, các nước vùng Scandinavia và Iceland muốn TQ cũng có địa vị này.
Trong trường hợp Nga cố bảo vệ lập trường của ḿnh, các nước đối lập dọa thành lập một tổ chức thay thế Hội đồng Bắc Cực để biến khu vực này thành tài sản chung của nhân loại tương tự như Nam Cực. Các chuyên gia dự đoán sáng kiến trên sẽ được đệ tŕnh lên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và kết quả sẽ cực kỳ bất lợi cho Nga.
Trong khuôn khổ diễn đàn, Ngoại trưởng Nga có một loạt cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Canada phụ trách các vấn đề Hội đồng Bắc Cực Leona Aglukkaq, Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Trước đó, tại một hội nghị trao đổi về năng lượng được gọi là “Mối lo âu Bắc cực”, nhiều giả thiết đă đưa ra thảo luận về việc Trung Quốc t́m chỗ đứng ở Bắc Cực.
Theo Humpert phát biểu, Bắc Cực đang trở thành một khu vực mới nhất có tầm quan trọng về địa chính trị. Ngày nay Trung Quốc có thể đầu tư tối thiểu vào đó và có thể sẽ chắc chắn có được một ảnh hưởng to lớn trong ṿng 20 đến 30 năm tới.
Lí do Trung Quốc muốn có một ghế trong bàn đàm phán Bắc cực v́ muốn tiếp cận với nguồn dầu khí vào các nguồn khoáng sản khác ở đây. Nhưng một lập luận khác có tính thuyết phục hơn cho rằng rơ ràng Bắc Kinh muốn có các lựa chọn khác về đường hàng hải thay v́ quá phụ thuộc vào Eo Malacca.
Sức ép về tài nguyên phục vụ nền kinh tế phát triển quá nóng của ḿnh cũng bắt buộc Trung Quốc phải t́m đủ cách để đáp ứng, không ngần ngại bành trướng thế lực và sự ảnh hưởng của ḿnh vào các khu vực khác nhau trên thế giới.
Ngay trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, đă tới Nga, và hai bên đă kư nhiều văn kiện hợp tác, trong đó tập trung chủ yếu vào việc Nga cung cấp dầu khí cho Trung Quốc.
Lâu nay giữa Trung Quốc và Nga vẫn có những bất đồng về giá bán khí đốt và dầu mỏ của Nga cho Trung Quốc. Chuyến đi vừa qua của ông Tập tới Nga xem ra đă đạt được những bước đi đáng kể để giải quyết vấn đề này.
Không chỉ Nga và Bắc Cực, Trung Quốc cũng đang vươn xa hơn tới châu Phi, nơi hứa hẹn với nhiều nguồn tài nguyên phong phú, và sau chuyến thăm Nga, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă bay thẳng tới thăm Tanzania, Nam Phi và Cộng ḥa Congo.
Bên cạnh đó, Trung Quốc hiện trở thành nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất từ Trung Đông, và sự phụ thuộc này sẽ tăng lên trong những năm tới cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Trong một báo cáo gần đây, Tập đoàn BP của Anh nhận định, cho tới năm 2030, Trung Quốc sẽ phụ thuộc ngày càng nhiều vào dầu nhập khẩu (chiếm khoảng 80% lượng dầu tiêu thụ), trong đó phần lớn đến từ Trung Đông.
Để tăng cường vai tṛ của ḿnh ở khu vực này, mới đây Trung Quốc đă quyết định bước vào chính trường Trung Đông khi lần đầu tiên đưa ra đề nghị chủ tŕ một hội nghị cấp cao giữa Israel và Palestine tại Bắc Kinh, đồng thời nỗ lực t́m câu trả lời cho những câu hỏi hóc búa liên quan đến nhiều cuộc xung đột tại khu vực này.
Tất nhiên, không phải giới lãnh đạo Nga không nhận thức được những nguy cơ từ phía Trung Quốc (tuy không công khai nói ra).
Không chỉ thể hiện quan điểm không muốn Trung Quốc tham gia sâu sơn vào Câu lạc bộ Bắc Cực, thời gian qua Nga cũng đă “bắt tay” với Nhật để giải quyết một số vướng mắc giữa hai nước, chủ yếu liên quan tới tranh chấp nhóm đảo trên biển, để hai nước xích lại gần nhau hơn. Tuy không nói ra nhưng ai cũng hiểu, quan hệ Nga – Nhật sẽ khiến Trung Quốc không thể ngồi yên.
Nga cũng muốn tạo đối trọng để quan hệ Nga – Trung không ảnh hưởng đến vị thế “ông lớn” của Nga ở châu Á - Thái B́nh Dương.
Trước thềm Hội nghị cấp cao APEC tại Vladivostok hồi tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Putin đă khẳng định trên tờ The Wall Street Journal rằng, châu Á - Thái B́nh Dương là yếu tố quan trọng nhất đóng góp cho sự phát triển tương lai của Nga.
Ngoài ra, ở phần lănh thổ của ḿnh, Nga cũng có nhiều hành động để ứng phó sự vươn lên của nước láng giềng, như trong chính phủ mới (2012) của Nga có thêm Bộ phát triển Viễn Đông, Nga tập trung ưu tiên phát triển khu vực Viễn Đông và Xibiri trong thời gian tới, không phải chỉ vì một lý do duy nhât là phát triển kinh tế.
Nga cũng sẽ xây dựng 2 trạm rada tại vùng Krasnoyarsk phía đông Siberi và vùng Altai phía nam Siberi vào năm 2013 (thuộc Quân khu Xibiri). Mới đây nhất ngày 5/3/2013. Cơ quan an ninh Liên Bang Nga đã công khai lên tiếng về việc Trung Quốc đã bắt đầu “bành trướng dân số” xâm chiếm Khu vực Viễn Đông và Xibiri của Nga bằng cách hỗ trợ cho các công dân Trung Quốc di cư vào Nga.
P.V (tổng hợp)