Tại buổi tiếp xúc cử tri ở Q.Ba Đ́nh (Hà Nội) chiều qua do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ tŕ, cử tri đă bày tỏ nhiều lo lắng, băn khoăn xoay quanh việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội sắp tới, về đề xuất không tổ chức HĐND huyện, quận, phường, cũng như việc vừa rồi bầu bổ sung ủy viên Bộ Chính trị không đạt số lượng dự kiến.
Theo cử tri Trần Hiền Thuận, P.Quán Thánh, dư luận cử tri rất bức xúc và thắc mắc v́ Quốc hội (QH) đă cho một số địa phương thí điểm bỏ HĐND huyện, quận, phường. Các ư kiến được đăng tải trên báo chí về vấn đề này cũng đang có những xung đột về quan điểm. “Báo chí đăng ư kiến cơ quan Nội vụ đi khảo sát cho thấy, nơi thí điểm bỏ HĐND huyện, quận, phường th́ có hơn 70% đồng t́nh bỏ HĐND cấp này, nơi chưa thí điểm bỏ th́ 70% cũng đồng t́nh bỏ, vậy nếu bỏ th́ nhân dân làm chủ bằng cách nào, người đưa ra đề xuất này có mục đích ǵ? Bỏ th́ có trái với luật tổ chức HĐND và trái với Hiến pháp hiện hành hay không?”, cử tri này đặt câu hỏi.
ĐB Vũ Hiền, P.Liễu Giai cũng đề nghị cho giữ nguyên HĐND cấp quận, huyện, xă phường v́ cho rằng, nếu bỏ HĐND cấp này là “thu hẹp quyền giám sát của cử tri”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri Q.Ba Đ́nh - Ảnh: Ngọc Thắng |
Lănh đạo chặt chẽ việc lấy phiếu tín nhiệm
Theo cử tri Lâm Thắng, P.Thành Công, đông đảo cán bộ, cử tri rất trông chờ vào kết quả đích thực của việc QH tiến hành lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do QH bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp thứ 5 tới. Cử tri này cho rằng, nếu lấy phiếu tín nhiệm vào thời điểm này mà việc lấy phiếu chuẩn bị không chu đáo, làm không chuẩn, sẽ có thể dẫn đến hiệu quả không hay. Dẫn ví dụ thực tế từ việc vận động chạy phiếu của Hiệu phó một trường ĐH trên địa bàn Hà Nội gần đây, ông Thắng kiến nghị “các cấp ủy cần lănh đạo chặt chẽ việc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng, trong QH và các cấp, không nên chủ quan, đơn giản, vội vàng và cần làm thí điểm trước như Hà Nội đă làm. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tránh tràn lan. Đồng thời, các cơ quan kiểm tra của Đảng, giám sát của QH cần tăng cường thanh, kiểm tra và hủy bỏ kết quả lấy phiếu nếu phát hiện có sự chạy chọt, vận động”.
Cử tri Phạm Hồng Cư, P.Liễu Giai th́ cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm nên làm và làm trong kỳ họp thứ 5 của QH v́ yếu tố thuận lợi là ĐBQH có thể căn cứ vào kết quả kiểm điểm của mỗi đồng chí trong cấp ủy theo Nghị quyết T.Ư 4 vừa qua để đánh giá tín nhiệm qua lá phiếu.
Liên quan đến kết luận của Hội nghị T.Ư 7 vừa qua và kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết T.Ư 4, ông Cư phản ánh với Tổng bí thư: Cử tri mong muốn có sự kiên quyết hơn nữa trong “xử lư các trường hợp sai phạm, mức độ nghiêm trọng ra sao, ai chịu trách nhiệm”.
Kịp thời cảnh tỉnh, răn đe
Trước kiến nghị của cử tri về việc tổ chức HĐND huyện, quận, phường, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ: Việc có cần thiết tổ chức HĐND huyện, quận, phường hay không đă được đặt ra từ vài chục năm nay và cách đây 2 năm, QH đă ban hành Nghị quyết cho phép làm thí điểm ở một số tỉnh, thành, cho đến bây giờ đang tiến hành tổng kết. Vừa rồi Hội nghị T.Ư 7 cũng đă bàn việc hệ thống chính trị có nên có cấp HĐND này không, hiện vẫn c̣n 2 loại ư kiến khác nhau, một loại ư kiến cho rằng nên bỏ v́ nhân dân giám sát bằng nhiều kênh nhiều cấp, bằng kênh của HĐND tỉnh, kênh của QH, của mặt trận. Chứ tổ chức nặng nề không cần thiết. Nhưng ư kiến khác nói dứt khoát phải có. Cấp nào có chính quyền là phải có giám sát. “V́ thế nên trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này c̣n để câu mở, tức là tổ chức HĐND sau này giao luật quy định cụ thể”, Tổng bí thư nói.
Với những băn khoăn của cử tri về lấy phiếu tín nhiệm, Tổng bí thư cho biết cùng với việc lấy phiếu ở QH, cuối năm nay các cơ quan của Đảng cũng tiến hành
lấy phiếu tín nhiệm để kịp thời cảnh tỉnh, răn đe.
Ông cũng đồng t́nh với những lo lắng mà cử tri đặt ra về tính chuẩn xác trong việc lấy phiếu tín nhiệm. “Phải thận trọng để xem những kết quả thể hiện có chính xác không, hay bị méo mó, bị bẻ đi, bị sai lệch, người tốt th́ bị loại bỏ, anh lệch lạc lại được tín nhiệm, rồi chạy chọt, lôi kéo những người khác. Vậy nên tại sao gần đây báo chí hay nói trách nhiệm của ĐBQH, ĐB HĐND rất lớn, cần trong sáng, công tâm, khách quan, không bị chi phối khi anh bỏ phiếu. Điều ấy đ̣i hỏi sự bản lĩnh, tŕnh độ, trong sạch, khách quan, dân chủ”, ông nói, và chia sẻ: Chúng tôi thực sự cũng lo, làm sao bảo đảm lấy phiếu chính xác, nhưng bây giờ QH quyết rồi, vừa làm vừa phải rút kinh nghiệm.
Về sửa đổi Hiến pháp 1992, Tổng bí thư nhấn mạnh việc có những ư kiến khác nhau là đương nhiên, QH sẽ báo cáo làm rơ những vấn đề tiếp thu, giải tŕnh. Tuy nhiên, đối với những ư kiến sai trái, phản động th́ chúng ta phải kiên quyết phê phán, bác bỏ. Tại kỳ họp này, QH sẽ xem xét đưa ra các phương án sửa đổi, có vấn đề có thể tŕnh tới 3 phương án để ĐBQH cân nhắc, thảo luận chứ chưa phải đă chốt ngay.
AP