Mỹ đang có kế hoạch đầu tư khoảng 10 tỷ USD nâng cấp độ chính xác và tính tin cậy của các loại bom hạt nhân chiến thuật dự trữ trong các kho ở châu Âu và có thể trang bị chúng trên các máy bay F-35 bán cho một số quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...
Hiện nay Mỹ đang dự trữ khoảng 200 quả bom hạt nhân chiến thuật không điều khiển loại B-61-12 tại các kho chứa ở Hà Lan, Bỉ, Đức, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi lắp đặt các cánh mới ở đuôi, biến chúng thành các loại bom điều khiển chính xác (dẫn đường bằng GPS), đến năm 2019 số bom hạt nhân chiến thuật này sẽ được tái triển khai trở lại.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu chiến thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động quân sự. Tuy thể tích và sức công phá tương đối nhỏ nhưng chúng có khả năng linh hoạt, cơ động và độ chính xác cao, khả năng tấn công trên chiến trường cao hơn các vũ khí hạt nhân chiến lược. Trong tư duy tác chiến tương lai của quân đội Mỹ, ranh giới phân biệt giữa vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược đang dần bị xóa nḥa.
Cho đến trước năm 2020, vũ khí hạt nhân chiến thuật chủ yếu trong quân đội Mỹ sẽ được thay thế bằng bom hạt nhân có cánh B-61-12 và tên lửa hành tŕnh mang đầu đạn hạt nhân W-80. Trong số các phương tiện mang chủ yếu của các loại vũ khí này, sẽ có thêm máy bay chiến đấu F-35. Khoang vũ khí trong thân máy bay có thể được lắp đặt 2 quả bom hạt nhân có cánh B-61-12.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân LGM-30 Minuteman của Mỹ
Theo phân tích của các nhà chuyên môn, sau khi nâng cấp số bom hạt nhân ở châu Âu, cho phép chúng được lắp đặt và phóng từ các máy bay F-35, Mỹ sẽ đẩy mạnh tiêu thụ F-35 tại thị trường màu mỡ này.
Hiện nay, các loại bom hạt nhân Mỹ triển khai tại châu Âu chủ yếu phân làm 2 loại: 1 loại bố trí trong các căn cứ quân sự Mỹ ở châu Âu, bao gồm khoảng 100 đầu đạn triển khai tại căn cứ không quân Aviano, Italia và căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ, số đầu đạn này do máy bay Mỹ phụ trách.
Loại thứ 2 cũng có số lượng 100 quả, bố trí tại các căn cứ của các nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu, do máy bay của không quân các nước Hà Lan, Bỉ, Đức, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách. Phương tiện mang thả bom hạt nhân chủ yếu là máy bay chiến đấu F-15E của Mỹ, máy bay chiến đấu F-16 A/B, F-16 C/D của Mỹ và đồng minh, cùng với máy bay chiến đấu Tornado của các nước châu Âu.
Có thể nhận thấy, toàn bộ số vũ khí hạt nhân chiến thuật Hoa Kỳ triển khai tại châu Âu đều được chế tạo để lắp đặt trên các máy bay của họ, hiện F-15 và F-16 đều đă ngừng sản xuất và sẽ bị thay thế toàn bộ bởi F-35, do đó các đồng minh của Mỹ tại châu Âu không thể không mua F-35. Hiện nay, giá cả của F-35 không ngừng tăng cao làm nản ḷng nhiều đồng minh của Mỹ.
Bom hạt nhân chiến thuật B-61-12 của Mỹ
Các nhà phân tích cho rằng, Mỹ bố trí các vũ khí hạt nhân ở các căn cứ quân sự nước ngoài là một xu thế tất yếu nhằm thực hiện chiến lược “Đông tiến”. Nó vừa phù hợp với trọng điểm chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ vừa tạo lên sức ép cực lớn lên Nga, Trung Quốc.
Ngoài ra, F-35 c̣n được Mỹ đẩy mạnh tiêu thụ trong số các đồng minh tại châu Á. Đối với các nước không có vũ khí hạt nhân như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, thậm chí là cả nước đă có vũ khí hạt nhân như Ấn Độ, sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân là một "cám dỗ" cực lớn, hơn nữa, các nước này đều có điều kiện kinh tế mạnh.
“Bắc Kinh nhật báo” nhận xét, hiện nay, cả Nhật, Hàn, Australia đều đă xác nhận muốn mua F-35, Mỹ cũng đang gạ gẫm Ấn Độ tham gia vào dự án này, mà với tư tưởng “sùng ngoại” của New Dehli, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Trong tương lai không xa, toàn bộ các đối thủ đáng gờm xung quanh Trung Quốc đều có khả năng tấn công hạt nhân.
Đây là một viễn cảnh làm người Trung Quốc thấy “lạnh gáy”.
Theo
Đức Thắng
An ninh thủ đô