Ngay sau khi đăng tải bài viết “Bỏ xe hơi, quay về thời xe đạp”,
PLVN nhận được bài viết phản hồi của một chuyên gia trong ngành giao thông với những phân tích đáng suy ngẫm.
Trước thực trạng vấn nạn ùn tắc giao thông (UTGT) nghiêm trọng ở Hà Nội chưa có lối thoát, Sở Công Thương Hà nội đă "chung tay" với ngành GTVT đề xuất đề án khuyến khích xe đạp. Tuy vậy, nh́n từ toàn cục, đề án này sẽ không khả thi và gây lăng phí.
 |
Thời bao cấp, Hà Nội đă từng thường xuyên kẹt đường v́ xe đạp. Ảnh minh họa |
Không có cơ sở khoa học
Cho dù nạn ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn đă là vấn đề nóng bỏng của toàn xă hội, và đang được mọi cấp, mọi ngành hết sức quan tâm, v́ nó ảnh hưởng đến kinh tế, xă hội, nhưng đề án đă được đệ tŕnh bởi Sở Công Thương, một cơ quan hoàn toàn thiếu các chuyên gia về giao thông vận tải (GTVT), th́ hẳn nhiên, đề án chưa thể cập nhật đầy đủ các nghiên cứu cần thiết.
Nói đến việc giải quyết nạn UTGT, một trong những yếu tố chính là bài toán năng lực thông hành của các phương tiện thông qua một mặt cắt. Với vận tốc trung b́nh chỉ khoảng 15-20 km/h, xe đạp có năng lực thông hành thấp hơn hẳn so với xe máy.
Rơ ràng, với tốc độ di chuyển chậm, xe đạp sẽ cản trở các ḍng phương tiện khác và gây tắc đường. Với khả năng thông hành thấp, xe đạp sẽ chiếm nhiều diện tích ḷng đường hơn xe máy.
Khả năng vận chuyển của xe máy cũng cao hơn xe đạp, v́ thông thường, mỗi xe máy có thể chở 2 người. Trong khi, xe đạp chỉ chở được 1 người v́ với điều kiện thời tiết của Việt Nam là nhiệt đới, khả năng chở thêm 1 người đối với xe đạp là không cao. Chính v́ thế, xe đạp không có khả năng vận chuyển hành khách cao hơn xe máy.
Điều kiện cơ sở hạ tầng của giao thông Hà Nội cũng khác rất nhiều so với Singapore và các nước Châu Âu, nơi xe đạp được sử dụng nhiều. Tại các nước có tỷ lệ sử dụng xe đạp cao, người ta đă có quy hoạch để xe đạp có thể di chuyển một cách an toàn và thuận lợi, theo đó, các con đường được thiết kế làn đường dành cho xe đạp, và quan trọng hơn, Nhà nước khuyến khích đi xe đạp, nên người ta dành hẳn một sự ưu tiên đặc biệt cho xe đạp.
Ở đó, xe đạp không những được đi vào làn riêng, mà c̣n được bố trí các khu vực gửi xe, thậm chí c̣n được sử dụng miễn phí xe đạp. Mục đích chính của việc khuyến khích sử dụng xe đạp tại các nước đó là rèn luyện sức khỏe, đảm bảo giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường đô thị.
Khi Hà Nội vẫn chưa có đường dành riêng cho xe đạp, nếu có quá nhiều phương tiện thô sơ lưu hành cùng xe máy, ô tô sẽ khiến tai nạn gia tăng. Hơn nữa, với điều kiện giao thông Hà Nội rất đặc thù, nhiều ngơ nhỏ, xung đột giao thông rất lớn, các tuyến đường có bề rộng mặt cắt ngang không đồng nhất, "văn hóa vỉa hè"… sẽ là các tác nhân ảnh hưởng đến khả năng thông hành của xe đạp.
Chưa có một nghiên cứu khoa học nào chỉ ra rằng, đi xe đạp là để giải quyết vấn nạn UTGT. Nếu hệ thống giao thông được thiết kế theo mạng (như khu vực Hoàn Kiếm) và tỷ lệ đất dành cho giao thông cao, th́ việc sử dụng xe đạp trong bán kính vừa phải (khoảng 3-5 km) sẽ thuận lợi. Tuy vậy, xét về tỷ lệ đất cho giao thông ở Hà Nội đang ở dưới "ngưỡng" cho phép rất nhiều, v́ vậy, việc sử dụng xe đạp không thể là "cứu cánh" cho nạn UTGT.
Lăng phí
Việc sử dụng phương tiện ǵ để phù hợp nhất đối với từng người dân, nên để tự họ quyết định, Nhà nước chỉ nên đầu tư vào qui hoạch, phát triển các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện có khả năng vận chuyển hành khách cao như tàu điện, xe buưt nhanh...
Có ư kiến cho rằng, đề án xe đạp phù hợp với những cá nhân đi trong phạm vi nhỏ và cần được nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, như đă phân tích ở trên, đi xe đạp hoàn toàn chỉ phù hợp với mục tiêu rèn luyện thân thể, tiết kiệm nhiên liệu, đảm bảo môi trường, chứ hoàn toàn không thể giải quyết được vấn nạn UTGT.
Chính v́ thế, việc "đổ thêm tiền" để nghiên cứu là lăng phí và có thể khẳng định đây là đề án viển vông. Việc sử dụng xe đạp để giảm tắc đường là không thể v́ từ những năm 80-90 của thế kỷ trước, Hà Nội cũng thường xuyên tắc đường v́ xe đạp.
Việc khuyến khích một loại h́nh giao thông bằng cách sử dụng ngân sách nhà nước, rất có thể, sau một vài năm, khi người dân đă đầu tư tiền cho xe đạp, UTGT nghiêm trọng hơn, TNGT cao..., người dân lại "xếp xó" hàng ngàn chiếc xe đạp, sẽ gây lăng phí cho toàn xă hội.
900 triệu đồng để nghiên cứu đề án này là số tiền rất nhỏ so với Hà Nội. Tuy nhiên, không có cơ sở khoa học nào để có thể khẳng định đề án sẽ thành công, do đó, nhằm tránh lăng phí không cần thiết, có lẽ, đề án này chỉ nên dừng lại ở mức độ "đề xuất", v́ rằng, dù nhỏ, nhưng đó cũng vẫn là tiền thuế của người dân, và v́ nó là tiền thuế của người dân, nên việc sử dụng sao cho có hiệu quả cần phải hết sức cân nhắc.
Hà An