Ngày 7/5, công an P.Đông Hưng Thuận (Q.12, TP.HCM) cho biết đă mời Trần Thị Thanh Tuyền cùng người nhà của Tuyền lên trụ sở công an phường làm việc về vụ ngă giá bán con.
Đồng thời công an P.Đông Hưng Thuận xác minh thông tin về ông Lê Nguyễn Châu (quê Đồng Nai, đang ở trọ tại P.Đông Hưng Thuận). Tuyền và ông Châu là người ngă giá “bán” con ḿnh 50 triệu đồng.
Theo cơ quan công an, hiện bé trai 4 tuổi (con Tuyền) và bé gái 3 tuổi (con ông Châu) vẫn an toàn.
 |
Tuyền ngă giá con trai 4 tuổi là 50 triệu đồng.
|
Bán con: Không thể chấp nhận
Đó là chia sẻ của các chuyên gia về hiện tượng những ông bố, bà mẹ công khai giá bán con.
Sẽ bị giày ṿ suốt đời - TS Xă hội học Trần Nam Trân (giảng viên ĐH Sài G̣n):
Tôi cảm thấy thương những đứa trẻ không may mắn sinh ra trong những gia đ́nh có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ ít hiểu biết nên mang con đi bán như món hàng. Là cha mẹ nói chung, t́nh thương đối với con là vô bờ bến. Dù có cần tiền đến đâu, cần tiền cho việc ǵ th́ bán con cũng là một hành vi đáng lên án.
Tôi không thể đồng t́nh với những người mẹ sẵn sàng hi sinh con ḿnh để lấy một số tiền. Đứa con là tương lai của ḿnh, nếu như đem ra để buôn bán th́ tương lai của mẹ sẽ là ǵ? Tiền tiêu rồi cũng sẽ hết nhưng t́nh cốt nhục th́ không thể xóa sạch. Không sớm th́ muộn, việc mua bán ấy sẽ khiến người phụ nữ hối hận, tâm can của họ chắc chắn sẽ bị giày ṿ suốt cuộc đời.
Trái đạo lư - TS Tâm lư Phạm Thị Thúy (giảng viên học viện Hành chính quốc gia TP.HCM):
Những người cha, người mẹ bán con ḿnh có nhiều nguyên nhân. V́ họ quá nghèo nên bán con, cũng có trường hợp gia đ́nh đông con nên đối với họ những đứa con đó là đứa con thừa, đồng thời cũng có tâm lư ḿnh không thể cho con cuộc sống sung sướng nên bán vào nhà giàu để con có cuộc sống tốt hơn. Họ không biết rằng cha mẹ nuôi có thể có tiền và có t́nh thương đối với trẻ nhưng không thể cho trẻ t́nh ruột thịt gắn kết như cha mẹ đẻ.
Cũng có không ít trường hợp trẻ vị thành niên 15-16 tuổi mang thai và sinh con. Khi những người mẹ này chưa đủ khả năng lo cuộc sống của chính bản thân th́ việc bán hay cho con cũng thường xảy ra. Đối với hiện tượng này, xă hội chỉ có thể pḥng chứ chưa thể chống được. Bên cạnh đó, không ít trường hợp cha mẹ v́ ăn chơi vô trách nhiệm, thiếu hiểu biết nên nhẫn tâm bán con ḿnh.
Nhưng nguyên nhân sâu xa ở đây có thể được hiểu là t́nh yêu của ông bố, bà mẹ không đủ mạnh để níu giữ con ḿnh lại, mà coi con như món hàng để mang ra giao dịch thỏa thuận giá cả. Người xưa có câu “bán thân nuôi con”, nhưng những trường hợp này th́ làm ngược lại “bán con để nuôi thân”. Họ không cần biết tương lai của con sẽ ra sao, cuộc sống của con với người xa lạ sẽ như thế nào... Hành vi này thể hiện sự suy đồi đạo đức trầm trọng.
Cần t́m con nuôi hợp pháp - Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM):
Theo tôi, những người có nhu cầu xin con nuôi nên t́m đến các trại trẻ mồ côi để được hướng dẫn, làm thủ tục nhận con nuôi theo đúng quy định tại Luật nuôi con nuôi 2010 và các nghị định hướng dẫn.
Theo đó, việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con lâu dài, bền vững, v́ lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đ́nh.
Một điểm quan trọng trong quy định về nuôi con nuôi là việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ư của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi. Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đă chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được th́ phải được sự đồng ư của người c̣n lại. Trường hợp cả cha mẹ đẻ đều đă chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được th́ phải được sự đồng ư của người giám hộ. Đối với trường hợp nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi c̣n phải được sự đồng ư của trẻ em đó.
Người đồng ư cho làm con nuôi phải được UBND cấp xă nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi. Sự đồng ư phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ư cho con làm con nuôi sau khi con đă được sinh ra ít nhất 15 ngày. Việc nuôi con nuôi phải được đăng kư tại UBND cấp xă. Và theo quy định tại điều 23 Luật nuôi con nuôi, cứ sáu tháng một lần trong thời hạn ba năm kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xă nơi họ thường trú về t́nh trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự ḥa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đ́nh, cộng đồng.
Theo Tuổi Trẻ