Hai năm kể từ khi bản án sơ thẩm được tuyên với mức h́nh phạt 23 năm tù cho bị cáo 71 tuổi nhưng đến nay vụ án vẫn "giậm chân tại chỗ" v́ cấp phúc thẩm không thể xét xử đúng hạn trong khi bị cáo được tại ngoại, c̣n bị hại th́ chỉ biết… "kêu trời".
Báo
PLVN đă có nhiều bài phản ánh vụ án Thái Lương Trí bị VKSNDTC truy tố về hai tội là “Làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Ngày 14/7/2011, TAND TP Hà Nội tuyên xử vụ án với mức h́nh phạt 23 năm tù dành cho bị cáo Thái Lương Trí, lúc đó đă 71 tuổi. Vụ án có kháng cáo kêu oan của các bị cáo nên kéo dài đến nay chưa kết thúc.
Cty TNHH Thái Dương do bị cáo Thái Lương Trí làm giám đốc đă kư hợp đồng với Cty khai thác khoáng sản Thảo Oong Khăm (Lào). Theo đó, Cty TNHH Thái Dương góp 100% vốn đầu tư, Cty Thảo Oong Khăm góp vốn bằng dự án được Chính phủ Lào cấp.
Ông Thái Lương Trí phải lập hợp đồng hợp tác giữa Cty TNHH Thái Dương và Cty Oong Khăm. Ông Oong Khăm Sivilay, Giám đốc Cty Thảo Oong Khăm đóng dấu của Cty Thảo Oong Khăm vào 3 tờ giấy trắng (nhưng không kư) gửi lại để ông Trí tự hoàn thành hợp đồng, tŕnh lên Bộ KH&ĐT. Căn cứ hồ sơ này, Bộ KH&ĐT đă cho phép Cty TNHH Thái Dương liên doanh với Cty Thảo Oong Khăm để lập một DN liên doanh, khai thác khoáng sản tại Lào trong 30 năm.
Để có tiền góp vốn đầu tư, bị cáo Thái Lương Trí đă thỏa thuận với ông Đoàn Văn Huấn - Giám đốc Cty CP Thái Dương và bà Chu Thị Thành - Giám đốc Cty Thiên Phú cùng góp vốn tham gia dự án với tư cách là bên Việt Nam. Trong đó, ông Đoàn Văn Huấn góp 37%, ông Thái Lương Trí góp 18% và bà Chu Thị Thành góp 10% vốn vào dự án.
Thực hiện thỏa thuận này, ông Huấn đă thực góp 10,3 tỷ c̣n bà Thành đă góp hơn 11 tỷ đồng để ông Trí thực hiện dự án. Nhưng, ngày 18/12/2008 Bộ KH&ĐT Lào cấp giấy phép đầu tư số 157-08/KHĐT/DT3 thành lập Cty liên doanh khoáng sản Lào - Việt, với hai thành viên liên doanh là Cty Thảo Oong Khăm và Cty TNHH Thái Dương của ông Thái Lương Trí. Ông Huấn và bà Thành không có tên trong liên doanh, cũng không có phần ǵ trong dự án được Chính phủ Lào cấp phép cho dù đă đầu tư tiền thật vào dự án này theo thỏa thuận với ông Trí.
V́ lư do này, ông Huấn và bà Thành đă tố cáo ông Trí có hành vi lừa đảo. Do vậy, Cơ quan an ninh điều tra thụ lư đơn và điều tra làm rơ một số sai phạm của ông Thái Lương Trí trong việc thực hiện dự án hợp tác đầu tư khoảng sản tại Lào.
Đầu tiên là việc ông Thái Lương Trí sử dụng hợp đồng có chữ kư giả của ông Sivilay trong hồ sơ mà Cty TNHH Thái Dương xin phép đầu tư ra nước ngoài gửi Bộ KH&ĐT. Ông Trí c̣n sử dụng con dấu giả của Cty CP Lào Việt (phán nhân được Chính phủ Lào cấp phép đầu tư) trong 31 giấy tờ, tài liệu của Công ty này.
Bên cạnh đó, khi thỏa thuận thành lập Cty liên doanh Lào Việt, bị cáo Trí đă “mượn” 14,25% cổ phần của ông Huấn và bà Thành để có tỷ lệ góp vốn cao nhất so với ông Sivilay; ông Huấn, bà Thành và trở thành đại diện của Cty. Nhưng, khi xin phép thành lập Cty CP Lào Việt, ông Huấn và bà Thành không được đưa và danh sách cổ đông. Số tiền mà họ góp vốn đă trở thành tiền của ông Trí và ông Trí là đại diện duy nhất của “bên Việt Nam”. Theo ông Huấn và bà Thành, ông Trí đă tuyên bố không trả số cổ phần đă mượn.
V́ lư do trên, theo bản án sơ thảm số 204/2011/HSST th́, ông Huấn và bà Thành đă bị mất tiền do không có khả năng thu hồi vốn tại dự án khai thác mỏ Huồi Chừn. Căn cứ những tài liệu đă được xác minh làm rơ, Ṭa án xác định hành vi này của ông Trí là “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và kết án ông Trí 20 năm tù; tổng hợp h́nh phạt với tội “làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, ông Trí bị kết án 23 năm tù.
Vụ án bị kháng cáo, đến nay cấp phúc thẩm đă thụ lư vụ án gần 2 năm nhưng chưa thể tuyên án. Thiết nghĩ, vụ án cần sớm kết thúc với một bản án công minh, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
X.B.