(VnMedia) - Trung Quốc hôm qua (5/5) đă chịu rút quân ra khỏi khu vực nằm sâu trong lănh thổ Ấn Độ 19km sau nhiều lần kiên quyết từ chối điều này. Diễn biến mới nhất đă giúp “tháo ng̣i nổ” cho một trong những cuộc đối đầu căng thẳng nhất giữa hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân ở khu vực biên giới trong nhiều năm trở lại đây.

Sau ba tuần nóng bỏng v́ một cuộc xâm nhập táo bạo của binh lính Trung Quốc, biên giới giữa hai nước láng giềng lớn nhất Châu Á - Trung Quốc và Ấn Độ đă quay trở lại sự yên b́nh.
Các nguồn tin báo chí địa phương cho biết, Trung Quốc và Ấn Độ hôm qua đều đă rút quân ra khỏi những trại mà họ dựng lên cách nhau vài trăm mét ở khu vực Himalaya cách đây ba tuần.
Sự rút lui của phía Trung Quốc cũng như phía Ấn Độ diễn ra sau cuộc họp thứ tư giữa các tướng lĩnh phụ trách khu vực biên giới hai nước. Trước đó, các chỉ huy cấp thiếu tướng của hai nước Trung, Ấn cũng đă từng gặp nhau 3 lần trong một nỗ lực nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng ở khu vực biên giới nhưng đều không thành công. Bắc Kinh bác bỏ việc nước này xâm nhập bất hợp pháp vào lănh thổ Ấn Độ và kiên quyết không chịu rút quân đi bất chấp những yêu cầu liên tiếp từ phía New Delhi.
Tuy nhiên, cuộc họp thứ tư diễn ra hôm 4/5 vừa rồi đă đạt được kết quả tích cực khi hai bên t́m kiếm được một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài 3 tuần qua giữa binh lính Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới tranh chấp. Như vậy, nguy cơ cuộc khủng hoảng này phủ bóng đen lên chuyến thăm sắp tới của Ngoại trưởng Ấn Độ đến Trung Quốc đă bị xóa bỏ.
Mặc dù vậy, người ta vẫn không biết rơ các binh lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đă rút đi bao xa sau khi bị New Delhi cáo buộc đă xâm nhập vào lănh thổ của nước này tới 19km.
Hiện tại, các quan chức Bộ Quốc pḥng và Ngoại giao ở cả Trung Quốc và Ấn Độ đều chưa lên tiếng b́nh luận ǵ về những diễn biến mới nhất nói trên ở khu vực biên giới hai nước.
"Binh lính của chúng tôi đă lùi lại 1km so với điểm mà chúng tôi dựng trại từ hôm 16/4. Binh lính Trung Quốc cũng đă rút khỏi khu vực mà họ đă cắm chốt ở đó suốt từ ngày 15/4 khi họ xâm nhập vào lănh thổ Ấn Độ. Tuy nhiên, không rơ là các binh lính PLA rút quân về bao xa”, một sĩ quan thuộc Bộ Chỉ huy Phía Bắc quân đội Ấn Độ cho biết.
Trước khi cuộc khủng hoảng ở khu vực biên giới Trung-Ấn được tháo gỡ ngày hôm qua, binh lính hai nước đă có cuộc giáp mặt nguy hiểm kéo dài suốt 3 tuần liền.
Trước đó, Ấn Độ tố cáo hàng chục binh lính Trung Quốc đă xâm phạm vào lănh thổ của họ ở vành đai phía tây Himalayas hôm 15/4. Một số quan chức và các chuyên gia tin rằng, vụ xâm nhập này là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang lo ngại về những hoạt động gia tăng sức mạnh quân sự của Ấn Độ trong khu vực.
Một nhóm khoảng 30 binh lính Trung Quốc dưới sự hậu thuẫn của các trực thăng đă cắm một loạt trại ở Daulat Beg Oldi hôm 15/4. Một ngày sau đó, Ấn Độ cũng đưa quân đến dựng trại đối diện với phía Trung Quốc, cách nhau khoảng 300m. Kể từ đó, mỗi ngày, các binh lính Trung Quốc và Ấn Độ đều rời trại của ḿnh và đến đứng đối diện với nhau ở khoảng cách 100m.
Quan hệ giữa hai nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ diễn ra rất phức tạp. New Delhi luôn cảm thấy không an toàn trong mối quan hệ với cường quốc bên cạnh ḿnh mặc dù quan hệ giữa hai nước lớn nhất Châu Á đang ngày một ấm dần lên. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ nhưng những tranh chấp ở khu vực biên giới chưa được giải quyết đă khiến mối quan hệ của họ bị ảnh hưởng.
Có thể nói, trong khi quan hệ kinh tế, thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ phát triển không ngừng th́ những mối quan hệ khác về mặt chính trị, ngoại giao giữa hai nước lại tồn tại khá nhiều mâu thuẫn và sự cạnh tranh gay gắt.
Kiệt Linh - (tổng hợp)