Kiến nghị tạm đ́nh chỉ công tác cán bộ có dấu hiệu tham nhũng là một trong những thẩm quyền mới nhất mà Đảng Cộng sản Việt Nam giao cho một Vụ thuộc Ban Nội chính Trung ương do ông Nguyễn Bá Thanh lãnh đạo.
Sau nhiều tuần yên lặng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Đảng, ông Nguyễn Bá Thanh đã ký một quyết định quan trọng về việc tổ chức cho Ban này, nhằm giúp cho công tác chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Báo chí Việt Nam cho hay, quyết định của Trưởng Ban Nội chính Trung ương nhằm phục vụ mục tiêu lập ra các vụ thuộc Ban này để xử lý cả các “cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lư”, tức là cán bộ cao cấp.
Vụ Theo dơi xử lư các vụ án, hay Vụ 1, có trách nhiệm quyền hạn cao nhất, sẽ nhắm vào các vụ án tham nhũng “phức tạp”, hoặc được “dư luận xă hội đặc biệt quan tâm”.
Ông Nguyễn Bá Thanh khi còn làm lãnh đạo Đà Nẵng
Vụ này cũng là cơ quan tham mưu cao cấp thuộc Ban Nội chính giúp Ban Chỉ đạo Trung ương nêu kiến nghị lên hai cơ quan quyền lực cao nhất của đảng cầm quyền ở Việt Nam là Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định hoặc trực tiếp chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền có quyết định với các nhân vật tham nhũng.
Các biện pháp này được mô tả gồm có “tạm đ́nh chỉ công tác, sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy”, kể cả khi mới chỉ thấy cán bộ, đảng viên có dấu hiệu tham nhũng hoặc chỉ cần “có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động pḥng, chống tham nhũng”.
Tuy thế, hiện chưa rõ là Vụ này căn cứ vào đâu để kết luận về cách hành vi nói trên khi xảy ra các vụ tham nhũng.
Báo chí Việt Nam cho hay Ban Nội chính Trung ương c̣n có các đơn vị như: Vụ Pháp luật (Vụ 2), Vụ Nghiên cứu tổng hợp (Vụ 3), Vụ Cơ quan nội chính (Vụ 4), Vụ Theo dơi công tác pḥng, chống tham nhũng (Vụ 5).
Có vẻ như sau một loạt các tuyên bộ mạnh mẽ như " Bấm hốt liền", nay ông Nguyễn Bá Thanh đi vào làm từng bước, bài bản hơn về thủ tục để chuẩn bị về mặt tổ chức và cán bộ cho công tác diệt trừ tham nhũng.
'Đà Nẵng đã có sai phạm về quản lý đất đai, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước ước tính hơn 3.400 tỷ đồng"- Thanh tra Chính phủ Việt Nam
Rất cần minh bạch
Quyết định vừa qua là động thái mới nhất của ông Nguyễn Bá Thanh, người rời Đà Nẵng ra Hà Nội làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương trong khí giữa Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo Đà Nẵng đang có mâu thuấn lớn về báo cáo chi tiêu công quỹ.
Thanh tra Chính phủ cho rằng lãnh đạo Đà Nẵng thời kỳ 2003-2011, "đã có sai phạm về quản lý đất đai, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước ước tính hơn 3.400 tỷ đồng".
Sau khi Thanh tra Chính phủ giải mật kết quả thanh tra hồi tháng 1/2013, Đà Nẵng đã phản pháo lại với một bản giải trình bác bỏ các kết luận đó nhưng không được chấp nhận.
Đầu tháng 3 này, với quyết định của Thủ tướng Dũng, thành phố Đà Nẵng sẽ phải thực hiện kết luận mà ông thủ tướng đã đưa ra trước đó là kiểm điểm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003-2011); và thu hồi triệt để về ngân sách số tiền phải nộp.
Nhưng vấn đề với Ban Nội Chính Trung ương còn là di sản của nhiều vụ án lớn, "gây bức xúc cao trong dư luận" như Vinashin, Vinalines mà hiện cũng chưa thấy có xử lý gì triệt để dù đã được nêu trong văn kiện của Đảng.
Dù đã vụ xử một số cán bộ lãnh đạo Vinashin như ông Phạm Thanh Bình, về mặt tiền bạc, nay quyết định của Chính phủ Việt Nam là "biến Bấm nợ Vinashin thành nợ chính phủ" như một số bình luận trong nước.
Nhưng ngoài nạn sử dụng công quỹ cho mục tiêu riêng tư hoặc của các nhóm đặc quyền, đặc lợi nằm trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, nguồn gốc gây ra tham nhũng tại Việt Nam còn đến từ sự thiếu công khai trong ngân sách và chi tiêu công.
Theo theo báo cáo mới nhất trong tháng 2/2013 của tổ chức mang tên Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP) đăng trên trang Internationalbudget. org, Việt Nam đội sổ trong vùng Đông Nam Á về chỉ số công khai ngân sách (OBI).
Trong số các tiêu chí chính mà OBI dùng để đánh giá, ba hạng mục khiến Việt Nam mất điểm là kế hoạch chi tiêu ngân sách của chính phủ chỉ được công bố nội bộ, và không đưa ra báo cáo tài chính giữa năm và báo cáo chi tiêu ngân sách cho công dân.
Báo cáo phân tích, trong số 100 nước thực hiện khảo sát ngân sách, Việt Nam đứng ở vị trí cực kỳ thấp, kể cả so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và cả Đông Timor.
(theo BBC)