Như PLVN đă thông tin, hàng loạt học sinh b́nh thường sau khi được chương tŕnh "mắt sáng học đường" kiểm tra mắt bỗng dưng bị...loạn thị. Một dự án được triển khai rầm rộ tại các trường học v́ sao lại có những sai sót "chết người" như vậy? Tại sao các trường lại liên kết với bệnh viện mắt Việt - Nga ( mà không phải bệnh viện nào khác)? Phương pháp "chẩn đoán thị lực từ xa" có đáng tin cậy và liệu có bao nhiêu học sinh đă tin vào phương pháp này để rồi "tiền mất, tật mang"? Câu trả lời đă có từ điều tra riêng của nhóm phóng viên PLVN.
Giật ḿnh: nhà trường không biết!
Trên các trang mạng xă hội, chỉ cần t́m kiếm với từ khóa “bệnh viện mắt Việt- Nga” hoặc các từ liên quan đến tật mắt học đường, sẽ ra không ít kết quả về những lời kêu ca, tỏ rơ sự hoang mang, thậm chí là phẫn nộ về kết quả khám mắt của bệnh viện mắt Việt Nga tại các trường tiểu học.
Đi t́m câu trả lời cho việc phối hợp triển khai dự án khám mắt cho học sinh trên địa bàn Hà Nội của bệnh viện mắt Việt- Nga, chúng tôi được biết, đây hoàn toàn là việc làm của nhà trường và viện mắt Việt - Nga, không phải là chương tŕnh có chủ trương và chỉ đạo của Sở giáo dục Hà Nội.
Tại trường THPT Thực nghiệm Hà Nội, cuối năm 2012, nhờ một phụ huynh của học sinh cũ trường “mối lái”, nên nhà trường đă phối hợp với bệnh viện Mắt Việt Nga thực hiện chương tŕnh “Ánh sáng học đường” .
Đại diện ban giám hiệu nhà trường cho biết: Do có Đại sứ quán Nga cùng nhiều chuyên gia người Nga của bệnh viện đến làm việc với trường, nên ban giám hiệu trường Thực Nghiệm đă tin tưởng tuyệt đối vào tŕnh độ chuyên môn, cũng như ḷng thiện nguyện của họ.
Nhà trường cũng đă đáp ứng yêu cầu của Bệnh viện Mắt Việt Nga về hệ thống máy tính kết nối để khám trực tiếp cho các em để chuyển dữ liệu sau khi khám về bệnh viện.
Trao đổi với nhóm pv, bà Lê Thị Mai Phương - phó hiệu trưởng trường THPT Thực Nghiệm cho biết ban giám hiệu nhà trường chỉ nhận được kết quả là thông số chung cho toàn trường chứ không biết cụ thể thông tin t́nh trạng bệnh của từng em học sinh.
Bà chia sẻ thêm: "Bệnh viện Mắt Việt Nga có trả kết quả bằng cách bỏ vào phong b́ và chuyển đến từng em mang về cho phụ huynh". V́ thế mà nhà trường không biết rơ trong phong b́ ghi nội dung cụ thể như thế nào.
Chung t́nh trạng như ở trường Thực Nghiệm, hiệu trưởng trường Tiểu học Dịch Vọng B cũng chia sẻ: Do nghĩ đó là một việc làm tốt cho học sinh, nên ngay khi Bệnh viện mắt Việt Nga đến đề nghị triển khai dự án Ánh sáng học đường, sau khi thẩm tra kỹ giấy phép hoạt động của Bệnh viện, cũng như của các y, bác sỹ tham gia khám chữa bệnh, nhà trường đă không ngần ngại đồng ư.
Cô hiệu trưởng trưởng trường tiểu học Dịch Vọng B cũng rất bất ngờ với thông tin về sự thiếu chính xác trong kết quả khám mắt của bệnh viện Mắt Việt Nga.
|
Bệnh viện Mắt Việt- Nga khám mắt cho học sinh ở trường Tiểu học Dịch Vọng B - Hà Nội bằng máy. |
Chung nỗi bất ngờ này, ông Hoàng Long Quân - Chuyên viên y tế trường Chu Văn An cũng chia sẻ: "Bệnh viện Mắt Việt Nga trả kết quả khám mắt cho học sinh bằng cách cho kết quả của từng em vào phong b́ rồi gửi trực tiếp tới từng em mang về cho phụ huynh. V́ thế trường cũng không thể nắm rơ được t́nh trạng bệnh về mắt của từng học sinh. Cứ nghĩ rằng việc chuẩn đoán như thế nào là lĩnh vực chuyên môn, ḿnh không biết để can thiệp, và thực ḷng là cũng quá tin tưởng vào một bệnh viện mắt có nhiều bác sỹ ngoại quốc???
Nhân văn hay kinh doanh?
Nhận được sự giúp đỡ khám mắt miễn phí cho học sinh của trường từ phía viện Mắt Việt- Nga, hầu hết các Ban giám hiệu của các trường đều cho rằng đó là một việc làm nhân văn. Đại diện trường Chu Văn An nói: “Thường th́ có thể đau bụng, nhức đầu là người ta nghĩ đến việc phải đi khám ngay, nhưng với đôi mắt của học sinh, biểu hiện bệnh rất khó phát hiện, nhất là trong bối cảnh gia đ́nh nào cũng rất bận rộn, cha mẹ không dễ phát hiện con ḿnh có tật mắt". V́ thế, việc khám mắt miễn phí cho học sinh, theo ông là rất tốt.
Ngoài khám miễn phí, bệnh viện mắt Việt - Nga mong muốn được có một pḥng khám mắt ở các trường học đă thực hiện thăm khám. Nhưng chỉ mới có trường THPT Chu Văn An là có pḥng khám, nhưng dường như ngoài 6 bệnh nhân tham gia điều trị th́ pḥng khám vắng bóng khách. C̣n riêng đối với trường Thực Nghiệm và trường tiểu học Dịch Vọng B chưa triển khai lắp đặt pḥng khám tại trường.
Sau khi nhận được thông tin chương tŕnh khám mắt miễn phí của Bệnh viện mắt Việt - Nga cho nhiều kết quả sai, khiến cho phụ huynh học sinh bức xúc, hoang mang, Ban giám hiệu các trường đều tỏ ra lo ngại, mong muốn cần làm rơ.
Bà Đỗ Thị Mai - Hiệu trưởng trường Dịch Vọng B kiên quyết nói: "Tôi cũng muốn báo làm rơ, v́ đây cũng là sức khỏe của các cháu, c̣n nếu mà thực sự như thế th́ tôi cũng không đồng ư với cách làm của bệnh viện mắt Việt - Nga".
Bà Lê Thị Mai Phương – Hiệu phó cấp 2 trường Thực Nghiệm, cho rằng đây là một hành động tốt, nhưng nếu họ có mang một h́nh thức kinh doanh hoặc làm một điều ǵ đó không ổn th́ cũng mang tiếng và ảnh hưởng trực tiếp đến trường.
Từ những bất cập do phụ huynh phản ánh, câu hỏi đặt ra là phải chăng bệnh viện mắt Việt - Nga đă sử dụng một phương pháp kiểm tra không chuẩn xác, dùng học sinh để thử nghiệm như 'chuột bạch" v́ phương pháp này chưa có một bệnh viện mắt nào tại Việt Nam sử dụng? Quan trọng hơn, liệu đây có phải là một chiêu PR để "dụ" phụ huynh đưa con tới khám tại bệnh viện mắt Việt - Nga bởi trong phiếu trả kết quả, phía dưới đều ghi rất rơ: Cần khám kỹ hơn. Học sinh đều được “tặng miễn phí” một phiếu giảm giá đến 50% nếu khám, điều trị ở viện mắt Việt - Nga .
Điều đáng nói là dù đă được "tặng miễn phí" đến 50% nhưng giá khám chữa mắt ở bệnh viện này vẫn cao ngất ngưởng. Anh Vũ H. phụ huynh học sinh bị chẩn đoán loạn thị đă đóng 6 triệu đồng để cho con theo một liệu tŕnh chữa mắt tại đây cho biết sau 10 lần điều trị, t́nh trạng mắt của con anh không tiến triển.
Bệnh viện mắt Việt- Nga lư giải như thế nào về câu chuyện này? PLVN sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Quốc Huy - Vũ Minh