“Tôi đă đi rất nhiều nước trên thế giới nhưng không thấy nơi nào có nạn “chặt chém” như ở Việt Nam, đó là điều đáng xấu hổ. Chúng ta đă phải bỏ ra rất nhiều công sức và tiền của để quảng bá du lịch, thế nhưng chúng ta đă mất tất cả….”.
Đó là chia sẻ xen lẫn những bức xúc của ông Nguyễn Tiến Đạt - Giám đốc Kinh doanh của TransViet Travel khi nói về một số vụ chặt chém tiền của khách du lịch nước ngoài mới xảy ra tại Hà Nội.
Theo ông Đạt, để t́nh trạng này xảy ra là do việc quản lư chưa chặt chẽ, do chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để giải quyết vấn đề.
“Mỗi khi có sự việc xảy ra th́ các ngành rốt ráo triển khai ra quân, xử lư, thế nhưng cũng chỉ được dăm ba ngày rồi đâu lại vào đó, điều này không khác ǵ “bắt cóc bỏ đĩa” - ông Đạt cho hay.
Nhóm "nữ quái" Bờ Hồ quây du khách nước ngoài để "ăn chặn" tiền (ảnh minh họa: Hữu Nghị)
Cũng theo ông Đạt, chúng ta đă mất rất nhiều công sức và tiền của để quảng bá du lịch, để đưa du khách về với Việt Nam. Nhưng khi đến Việt Nam rồi, du khách nước ngoài phải đối diện với những lối ứng xử thiếu văn hóa hay trở thành nạn nhân của những kiểu làm ăn chộp giật, nạn nhân của những vụ lừa đảo ăn tiền… th́ họ sẽ có ấn tượng xấu về con người và đất nước chúng ta, họ mất cảm t́nh và không c̣n muốn đến với chúng ta nữa. Như vậy là bao nhiêu công sức và tiền của quảng bá đều... bỏ biển.
“Những vụ việc được đưa lên báo chí chỉ là một trong rất nhiều vụ việc đă và đang xảy ra đối với khách du lịch. Ví như nạn
móc túi khách nước ngoài trên phố cổ Hà Nội diễn ra công khai lâu nay, nạn chèo kéo mua bán đồ lưu niệm làm phiền du khách… nhưng các đối tượng vẫn lọt lưới pháp luật.” - ông Đạt phân trần.
Hành động “chặt chém” du khách không chỉ có ở Hà Nội mà đang xảy ra ở khắp các điểm du lịch hiện nay, thậm chí người “chịu trận” c̣n là những người có “chức danh” hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
Ông Nguyễn Minh Mẫn - Giám đốc Truyền thông Công ty Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam cho biết: “Tôi đă từng bị chặt chém khi đi taxi ở Hà Nội nên rất hiểu. Là người Việt chúng ta c̣n bị sốc chứ nói ǵ đến du khách nước ngoài. Đây thực sự là điều đáng xấu hổ đối với bạn bè quốc tế”.
Lư giải việc các đối tượng lừa đảo, móc túi tập trung vào du khách nước ngoài, theo ông Mẫn là do tâm lư của các đối tượng này nghĩ người nước ngoài dễ lừa và họ sẽ không dám phản ứng ǵ trên đất khách quê người.
“Trước khi đi du lịch ai cũng sẽ t́m hiểu kỹ về nơi ḿnh sẽ đến, t́m hiểu về văn hóa, cách sống, các dịch vụ… Đặc biệt, không thể nghĩ rằng du khách nước ngoài mù mờ về mệnh giá tiền Việt mà lừa họ, bởi trước khi đến Việt Nam họ đă t́m hiểu về tiền tệ, họ đổi tiền và biết cách chi tiêu. Nếu như họ không phản ứng ngay khi bị lừa th́ khi về nước họ cũng sẽ gửi thư hoặc có phản hồi với các đơn vị quản lư…” - ông Mẫn cho hay.
Mồm năm miệng mười "đ̣i" tiền du khách. Đây là hành động đáng xấu hổ, làm mất h́nh ảnh của du lịch Việt Nam (ảnh minh họa: Hữu Nghị)
Theo ông Mẫn, du lịch Việt Nam đang bắt đầu xây dựng được thương hiệu (trong sự so sánh với các nước trong khu vực) nhưng về tính cạnh tranh th́ vẫn chưa tạo được sức cạnh tranh với các nước trên thế giới. V́ vậy, để thu hút khách nước ngoài đến Việt Nam cần phải xúc tiến nhiều nội dung như quản lư, ẩm thực, dịch vụ… Và những hành động xấu gây ấn tượng không tốt cho du khách đă tạo tác dụng ngược đối với nỗ lực quảng bá du lịch quốc gia.
tM