- Do hiện nay Trung Quốc mới chỉ đào tạo được 12 phi công thích hợp cho máy bay chiến đấu J-15, nên khả năng chiến đấu của tàu sân bay TQ c̣n xa vời.
Ngày 28/4, tờ “Sydney Morning Herald” Australia có bài viết cho rằng, một máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc ngày 31/3 đă rơi vỡ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Theo các quan chức không quân, có thể là một khoang cánh đă xảy ra tắc nghẽn nhiên liệu, gây ra mất cân bằng trọng lượng, khiến cho chiếc máy bay chiến đấu Su-27 này vận động trong trạng thái “xoắn ốc”, sau đó rơi xuống mặt đất như một cánh diều.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Theo bài báo, h́nh ảnh cấu kiện ghế ngồi rơi cách xác máy bay vài mét cho thấy, nguyên nhân 2 phi công Trung Quốc gặp nạn là do thời gian họ khởi động ghế ngồi bắn ra quá chậm. Phi công Trung Quốc không được đào tạo thích hợp. Việc diễn tập bay, thực hiện quản lư thống nhất và điều khiển tập trung c̣n cách xa so với t́nh h́nh chiến đấu thực tế.
Bài báo cho rằng, Quân đội Trung Quốc sở hữu số lượng máy bay gần như Mỹ, nhưng tỷ lệ sự cố của Quân đội Trung Quốc trong thời b́nh không quá nhiều, điều này cho thấy thời gian bay trên bầu trời và tiến hành huấn luyện áp lực của phi công Trung Quốc đă được đầu tư.
Mặc dù các nhà quan sát vấn đề quân sự Trung Quốc coi sự cố xảy ra ở Sơn Đông là một sự việc gây lúng túng, nhưng các nhà phân tích chuyên nghiệp cho rằng, đây là một dấu hiệu cho thấy Không quân Trung Quốc có thể bắt đầu có “mạo hiểm cần thiết” để phát triển nguồn nhân lực tương ứng với “phần cứng” đắt tiền – phần cứng này lấy lực lượng trên không của Mỹ hoặc Nhật Bản để tiến hành cạnh tranh.
Robert Reuben, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chiến tranh trên biển, Học viện quân sự Hải quân Mỹ cho rằng: “Họ (Không quân Trung Quốc) phải mạo hiểm”.
Theo những quân nhân nghỉ hưu, các sĩ quan Mỹ và Australia được yêu cầu t́m mọi cách để cho cấp dưới gánh nhiều trách nhiệm hơn, phi công cũng sẽ được huấn luyện cách thức đưa ra quyết định độc lập.
Phi công Mỹ và Australia sử dụng thiết bị mô phỏng tiến hành diễn tập nhiều lần các bước ứng phó với các trường hợp/tình huống khẩn cấp, ghi vào ḷng những thông số quan trọng, để có thể nhanh chóng đưa ra quyết định. Phi công được yêu cầu ghi nhớ điểm quan trọng nhất là: khi phi công mất kiểm soát, ở độ cao chỉ định phải tiến hành bắn ghế ngồi ra.
Bài báo cho rằng, hiện nay thách thức đáng chú ư nhất của Quân đội Trung Quốc là điều khiển tàu sân bay Liêu Ninh mới cải tạo và điều động lực lượng quân sự trên biển.
Gần đây, chỉ huy Trương Tranh và phó tham mưu trưởng Tống Học của tàu sân bay Liêu Ninh đă giới thiệu cho tùy viên quân sự các nước có Sứ quán tại Trung Quốc về các vấn đề có liên quan đến xây dựng, phát triển tàu sân bay Trung Quốc, đồng thời xác nhận Trung Quốc muốn chế tạo tàu sân bay lớn hơn.
Máy bay chiến đấu hải quân J-15 Trung Quốc cất cánh thử trên tàu sân bay Liêu Ninh
Một nguồn tin khi đó tiết lộ, Trương Tranh và Tống Học c̣n thừa nhận, đối với máy bay chiến đấu J-15 mà Trung Quốc có kế hoạch triển khai, Trung Quốc chỉ có 12 phi công đă được huấn luyện tương ứng. Điều này cho thấy, tàu sân bay Trung Quốc có thể vài chục năm nữa mới có thể thực hiện nhiệm vụ trên biển có hiệu quả.
Ông Reuben nói: “Họ phải nắm chắc làm thế nào để bay vào những đêm tối không có trăng, không thấy đường chân trời, và làm thế nào để hạ cánh xuống đường băng nghiêng”. Ông nói, điều quan trọng hơn là phát triển hệ thống và văn hóa có thể rút ra bài học từ sai lầm.
Bài báo chỉ ra, trong 40 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong quá tŕnh phi công thích ứng với tổ hợp máy bay chiến đấu và tàu sân bay, Hải quân Mỹ đă tổn thất 13.000 máy bay và 9.000 nhân viên tổ lái, nguyên nhân chính là sự cố chứ không phải hỏa lực của kẻ thù.
Sĩ quan Trung Quốc xác nhận, họ c̣n phải đi một con đường rất dài, nhưng đồng thời cho biêt, mức độ “cởi mở” với rủi ro của Quân đội Trung Quốc đang tăng lên. Đại tá Đới Húc, Không quân Trung Quốc cho rằng: “Sự cố là cái giá phải trả. Đây là cái giá cho sự tiến bộ khoa học”.
J-15 cất cánh thử trên tàu sân bay Liêu Ninh
theo gd