Vừa qua, Trung Quốc đă hoàn tất việc định h́nh biên chế của biên đội tàu sân bay Liêu Ninh. Nhóm tàu hộ tống này bao gồm hai tàu khu trục kiểu 051C thuộc lớp Lữ Châu và hai tàu hộ vệ tên lửa kiểu 054A, lớp Giang Khải cùng với một tàu tiếp tế.
Ngay sau khi thông tin về nhóm tác chiến này được công bố, tạp chí "Học giả ngoại giao" (The Diplomat) của Nhật đă có bài phân tích về tính năng và ưu, nhược điểm của nó. Trong bài viết, tạp chí này cho biết khả năng tác chiến chống ngầm của hải quân Trung Quốc bị coi là tử huyệt chết người, chính nó sẽ biến Liêu Ninh trở thành mồi ngon cho các loại tầu ngầm của đối phương.
Kể từ khi Liêu Ninh đứng chân tại quân cảng Thanh Đảo - Sơn Đông ngày 27-2-2013 đến nay, nó đă tiến hành hàng loạt các đợt thử nghiệm và huấn luyện trên biển. Trong năm nay, tàu sân bay mang số hiệu 16 này sẽ bắt đầu các chuyến hải hành viễn dương, hiện công tác xây dựng cảng mẹ cho nó đang được hoàn thiện, từ cầu cảng này, Liêu Ninh có thể trực tiếp ra khơi.
Theo một số nguồn tin, cầu cảng neo của tàu sân bay có 16 sợi cáp để níu giữ tàu, bên ngoài được xây dựng 1 đập lớn để chắn sóng. Cảng mẹ của Liêu Ninh được xây dựng bên chân núi ven bờ Hoàng Hải, bề ngoài không khác ǵ các quân cảng hải quân khác.
Một số tờ báo nước ngoài thường gọi Liêu Ninh là "khách sạn nổi" v́ tính năng tác chiến chưa hoàn thiện lại thường chăng đèn, kết hoa sặc sỡ.
|
Tàu sân bay không có khả năng tự bảo vệ và tiếp tế nên đi kèm theo nó là một biên đội trên dưới 10 tàu, bao gồm: tàu chi viện, bổ trợ; tàu khu trục pḥng không; tàu hộ vệ chống ngầm… Thời gian qua, tuy Trung Quốc đă nỗ lực phát triển khả năng tác chiến cho tàu sân bay đầu tiên của ḿnh, nhưng sự thật là con đường hoàn thiện một biên đội tàu sân bay Liêu Ninh c̣n rất nhiều chông gai.
Tàu sân bay không thể ra khơi một ḿnh được, với hàng chục máy bay các loại trên boong, công tác bảo đảm hậu cần cho biên đội máy bay có rất nhiều vấn đề phức tạp, chỉ tính riêng lực lượng bảo đảm máy bay đă gồm hàng chục nhóm khác nhau với đủ mọi loại, từ kỹ thuật cho đến xăng dầu.
Lực lượng tàu chi viện, bổ trợ của Trung Quốc rất yếu do thiếu tính định hướng. Thời gian qua, Trung Quốc ồ ạt phát triển các tàu tác chiến mà để hổng lực lượng tàu chi viện, bổ trợ hạng nặng, tầm xa. Tuy nó không có vai tṛ quan trọng trong tác chiến nhưng trong hải hành viễn dương, khả năng bảo đảm hậu cần kém sẽ làm hạn chế thời gian hoạt động của cả nhóm tàu.
Đảm bảo tiếp vận cho Liêu Ninh là tàu chi viện tiếp tế kiểu 903 lớp Phúc Tŕ có lượng giăn nước 23.000 tấn, bắt đầu phục vụ trong lực lượng hải quân Trung Quốc năm 2004. Tàu này phụ trách cung cấp nhiên liệu, nước, thực phẩm và các vật dụng cần thiết khác cho các lực lượng thực thi nhiệm vụ mà nó hỗ trợ.
Tàu hộ vệ tên lửa 582 "Bạng Phụ" lớp 056 của Trung Quốc
Tuy vậy với khả năng chuyên chở kém hơn rất nhiều so với các tàu tiếp tế T-AKE của Mỹ (tổng số 12 chiếc, tải trọng mỗi chiếc hơn 4 vạn tấn), nó sẽ khó mà bảo đảm cho một lực lượng hùng hậu ra khơi trong thời gian dài. Tuy Trung Quốc có 4 chiếc tàu này nhưng họ không thể cử đi cùng một lúc cả 2 tàu được. Trong thời b́nh, các tàu có thể ghé vào các cảng ven đường để nhận tiếp tế nhưng trong điều kiện tác chiến điều này không thể thực hiện được, các tàu tiếp tế có tải trọng quá nhỏ sẽ không bảo đảm yêu cầu tác chiến dài ngày.
Tạp chí "The Diplomat" nhấn mạnh, hiện nay Trung Quốc đă phát triển được một thế hệ tàu khu trục tương đối hiện đại thuộc lớp 051 và 052, có khả năng pḥng không khá mạnh. Tuy nhiên họ c̣n khiếm khuyết một lĩnh vực rất quan trọng, là khả năng tác chiến chống ngầm c̣n quá yếu, đặc biệt khi họ phải đối đầu với Mỹ và Nhật Bản - 2 cường quốc có khả năng tác chiến ngầm dưới nước cực kỳ xuất sắc.
Với những cường quốc hải quân, khả năng tác chiến chống ngầm của tàu hộ vệ có thể không được coi trọng v́ trên thực tế, radar chống ngầm trên chiến hạm thường chỉ có khả năng phát hiện tàu ngầm ở khoảng cách dưới 50km, lực lượng trực thăng săn ngầm trên hạm cũng chỉ có bán kính tác chiến trên dưới 300km.
Vấn đề quan trọng nhất là lực lượng máy bay chống ngầm tầm xa xuất phát từ đất liền, đây mới là vấn đề mấu chốt trong h́nh thái tác chiến này. Hiện các tàu hộ vệ được coi là hiện đại lớp 054A và thế hệ tàu hộ vệ mới nhất lớp 056 của Trung Quốc đều không có khả năng phát hiện và tấn công tàu ngầm từ xa, trong khi đó Trung Quốc không hề có lực lượng máy bay trinh sát chống ngầm tầm xa xuất phát từ đất liền.
Tàu hộ vệ tên lửa 569 "Ngọc Lâm" lớp 054A
Hiện nay, cả Nhật và Mỹ đều sử dụng các loại máy bay trinh sát chống ngầm có phạm vi hoạt động thấp nhất là 4000 km như P-3C Orion và P-8A Poseidon, hiện nay c̣n bao gồm cả thủy phi cơ US-2. Chỉ những loại máy bay này mới bảo đảm khả năng phát hiện và hủy diệt từ xa, các tàu ngầm mang sát thủ hủy diệt tàu sân bay như các loại tàu ngầm mang tên lửa Club-K của Nga.
V́ vậy, điểm yếu chết người về tác chiến chống ngầm sẽ biến Liêu Ninh thành mồi ngon cho các loại tàu ngầm của đối thủ. Có thể nói, con đường trở thành một tàu sân bay đúng nghĩa của Liêu Ninh c̣n rất dài và gian khổ.
Nguyễn Ngọc - ANTĐ
The Diplomat