T́nh h́nh trên bán đảo Triều Tiên thời gian qua vô cùng căng thẳng, tưởng chừng có lúc đă vượt tầm kiểm soát. Với vụ thử hạt nhân lần 3, B́nh Nhưỡng rơ ràng đă đe dọa đến ḥa b́nh và an ninh thế giới, vi phạm luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, trong suốt quá tŕnh khủng hoảng, tiếng nói của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA LHQ) dường như đă bị “bỏ ngoài tai”, bởi những nước này đang lợi dụng cuộc khủng hoảng để tư lợi.
Trước hết với Trung Quốc - đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên. Truyền thông quốc tế đồn đoán rằng, B́nh Nhưỡng đang làm phật ḷng người “anh cả” khi liên tiếp có những động thái qua mặt Bắc Kinh, điển h́nh nhất trong đó là vụ thử hạt nhân lần 3 vừa qua. Thực tế, Trung Quốc có ảnh hưởng ở Triều Tiên, nhưng mức độ không được như người ta mong đợi. Và thực tế đă minh chứng điều đó, khi “đứa em khó bảo” cứ nhởn nhơ trước những căn dặn của Bắc Kinh.
Hành động khó bảo của Triều Tiên thậm chí c̣n vô t́nh tạo ra cái cớ hợp lư để Mỹ tăng cường hiện diện, đặc biệt là về mặt quân sự tại châu Á - Thái B́nh Dương để bảo vệ chính đáng an ninh quốc gia, cũng như của đồng minh trong khu vực trước cái gọi là mối đe dọa tấn công hạt nhân của B́nh Nhưỡng.
Tuy nhiên, đó chỉ là “bề nổi của tảng băng ch́m”. Trung Quốc không muốn bán đảo Triều Tiên hoàn toàn thống nhất bởi khi đó sẽ khó duy tŕ ảnh hưởng của ḿnh, cũng không muốn nơi đây xảy ra chiến tranh bởi nhiều người Triều Tiên sẽ tràn sang biên giới Trung Quốc.
Nhiều nguồn tin cho hay, Bắc Kinh đang “tương kế tựu kế” trước sự cứng đầu của Triều Tiên để “ve văn” Hàn Quốc. Giới lănh đạo Bắc Kinh cho rằng, Hàn Quốc là mắt xích yếu nhất trong liên minh Mỹ - Nhật - Hàn và hoàn toàn tin tưởng có thể lôi kéo Seoul khỏi bàn tay của Washington.
Theo Bắc Kinh, mắt xích Mỹ - Hàn đang gặp một số trục trặc khi Seoul đang muốn có những bước đi mạnh mẽ hơn để tự khẳng định ḿnh, cũng như có được vị thế b́nh đẳng hơn trong “mối t́nh” tay ba.
Bất đồng về thỏa thuận hạt nhân dân sự Mỹ - Hàn và Seoul muốn tự tay sản xuất nhiên liệu hạt nhân là những minh chứng rơ ràng cho sự rạn nứt của cạnh tam giác này. Hơn nữa, việc Mỹ cho phép Nhật Bản tự sản xuất nhiên liệu hạt nhân, chia sẻ thông tin t́nh báo về Trung Quốc cũng khiến giới lănh đạo Seoul phật ḷng.
Với cạnh Hàn - Nhật, quan hệ song phương cũng gặp phải nhiều vấn đề, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền quần đảo Takeshima/Dokdo. Chính v́ vậy, Trung Quốc cho rằng, Hàn Quốc là kẻ đang “ngăng ra” trong cuộc t́nh tay ba này, và đây là cơ hội để Trung Quốc “chiêu mộ”. Đ̣n ra mắt đầu tiên thể hiện “tấm chân t́nh” của Trung Quốc là ủng hộ Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc gây sức ép với B́nh Nhưỡng.
Nhận thấy thực tế Mỹ đang “ưu ái” người t́nh Nhật Bản hơn ḿnh, Hàn Quốc đang tận dụng cơ hội này để “giận dỗi” Washington. Giới phân tích nhận định, Seoul đang vờ đáp lại sự ve văn của Bắc Kinh để t́m kiếm sự chú ư của Washington.
Đối với Mỹ, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chính là cơ hội trời cho để hiện thực hóa chiến lược quay trở lại châu Á - Thái B́nh Dương một cách hợp lư. Trong mắt lănh đạo Washington th́ Triều Tiên chỉ “to tiếng”, chứ không thể sở hữu vũ khí hạt nhân. Đối phó với các cuộc tiến công của B́nh Nhưỡng, bảo vệ an ninh quốc gia của ḿnh và đồng minh chỉ là cái cớ, là vỏ bọc cho toan tính “nhằm vào” Trung Quốc của Mỹ khi triển khai một loạt vũ khí đến khu vực này.
Tóm lại, các bên đă lợi dụng khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên để làm lợi cho riêng ḿnh. Với Trung Quốc, đó là chia tách liên minh Mỹ - Nhật - Hàn, với Hàn Quốc, đó là t́m kiếm tiếng nói có trọng lượng hơn với Mỹ, và với Mỹ, đó là cơ hội để kiềm chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Câu nói nổi tiếng “không có bạn vĩnh viễn, không có thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn” lại một lần nữa trở nên chính xác trong ván cờ chính trị trên bán đảo Triều Tiên lần này.
Vũ khí 'độc và lạ' đối phó xe tăng của Triều Tiên
Triều Tiên đă tập kết một lượng lớn gỗ đá, bê tông gần vĩ tuyến 38, vốn là biên giới giữa 2 miền Nam - Bắc, để sẵn sàng ứng phó binh chủng tăng – thiết giáp của quân đội Mỹ và Hàn Quốc.
Một nhà phân tích quân sự Bắc Kinh nhận xét đây là một loại vũ khí thường gặp trong các phim cổ trang. Theo ông này, tuy thô sơ và có từ thời tiền sử nhưng nó lại vô cùng lợi hại nếu triển khai gần vĩ tuyến 38 do địa thế, địa h́nh khu vực này có độ dốc lớn hướng về phía nam.
Trong khi đó, tổ chức cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) hôm 23/4 cho biết những dấu vết phóng xạ tiềm tàng từ vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hồi tháng 2 lần đầu được phát hiện. Theo CTBTO, “tỷ lệ chất đồng vị phóng xạ xenon (xenon-131m và xenon-133) được phát hiện phù hợp với phản ứng phân hạch xảy hơn 50 ngày trước. Thời điểm này trùng khớp với vụ thử hạt nhân do Triều Tiên công bố diễn ra hôm 12/2”.
Tuy nhiên, CTBTO cũng cho biết việc một trạm quan trắc ở Nhật Bản phát hiện chất phóng xạ trên không thể giúp họ t́m ra câu trả lời là B́nh Nhưỡng đă sử dụng vật liệu phân hạch nào - plutonium hay uranium - trong vụ thử hôm 12/2.
Trước đây, Triều Tiên đă sử dụng plutonium trong các vụ thử năm 2006 và 2009. Do đó, bất cứ phát hiện nào cho thấy nước này sử dụng uranium làm giàu ở cấp độ cao trong vụ thử hạt nhân thứ 3 vừa qua cũng đều đánh dấu bước tiến quan trọng về công nghệ của B́nh Nhưỡng.
|
Một tên lửa trong lễ diễu binh mừng ngày sinh nhà lănh đạo Kim Nhật Thành ở B́nh Nhưỡng ngày 15/4/2012.
|
Theo nhận định của chuyên gia về châu Á - Tim Beal, tham vọng hạt nhân của B́nh Nhưỡng là thứ duy nhất họ có thể mặc cả với Mỹ và mục tiêu cuối cùng của Triều Tiên là xây dựng quan hệ ḥa b́nh với Mỹ, được cung cấp viện trợ lương thực. Ông này cho rằng chính sách của Washington đối với B́nh Nhưỡng là gốc rễ của cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại bán đảo Triều Tiên hiện nay.
Theo Infonet