Tại sao ở một nước giàu văn hóa mà ở bất cứ việc ǵ cũng đều thấy rơ sự thiếu văn hóa, thiếu ư thức ? Mà nếu vậy, bỏ môn Văn, Sử, Giáo dục Công dân, liệu xă hội Việt Nam có trở thành một sa mạc cằn cỗi ḷng thương, mà trở thành đại dương tràn ngập sự vô cảm?
Hăy thử nh́n xem, người Việt Nam giàu văn hóa đến mức thế nào? Giàu văn hóa đến mức, liên tiếp trong thời gian gần đây, người dân đă phải chứng kiến những vụ nhầm lẫn liên tiếp liên quan tới vấn đề chủ quyền của đất nước.
Mới đây, Việt Nam đă quảng bá nhầm cho du lịch Trung Quốc tại Hội chợ Du lịch quốc tế ITB 2013 diễn ra ở Đức. Nếu có sự am hiểu về văn hóa, Tổng cục Du lịch đă không nhầm bức tượng Lạc Sơn Đại Phật của Trung Quốc là của Việt Nam.
Nhưng đọc bài trả lời phỏng vấn nhằm “trấn an” dư luận rằng việc treo bức ảnh tượng Lạc Sơn Đại Phật- một danh thắng của Trung Quốc là do “đơn vị thi công nhầm lẫn” chứ không phải là do những nhân viên của Tổng cục chịu trách nhiệm nội dung gian hàng không phát hiện ra, nhiều người lại càng bức xúc hơn.
Việc tổ chức một gian hàng quảng bá du lịch tại hội chợ quốc tế không thể nói là không quan trọng, v́ đó là thể diện quốc gia, quảng bá h́nh ảnh đất nước, thế mà đằng này, Tổng cục Du lịch- cơ quan có chuyên môn cao nhất phụ trách du lịch lại có cái “nhầm lẫn” chết người này th́ quả là khó hiểu.
Chỉ có thể giải thích bằng 2 khả năng - thứ nhất, nhân viên của Tổng cục đă không thể phân biệt được đâu là thắng cảnh nước ḿnh, thắng cảnh nước người nên cứ thế treo lên. C̣n nếu không phải v́ dốt mà vẫn cứ treo lên th́ chỉ có quy về khả năng thứ hai, đó là thói vô trách nhiệm đă ăn sâu vào máu. Vô trách nhiệm tới mức chẳng cần biết đến công việc ḿnh đang làm, nhắm mắt nhắm mũi thấy tranh là treo, như những cái máy.
|
Ảnh tượng Lạc Sơn Đại Phật (Trung Quốc) nằm ngay trong gian hàng chung Việt Nam tại Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 diễn ra ở Berlin, CHLB Đức
|
Cả hai khả năng trên, đương nhiên những người gây ra lỗi lầm không chịu nhận, nên Tổng cục đă chọn phương án 3, tức là do “nhầm lẫn”. Nhưng ông Cục trưởng đă không giải thích rơ bức tranh từ đâu ra, tại sao lại lọt vào số tranh cần treo trong gian hàng, ông chỉ cho biết toàn bộ tranh trong gian hàng đă được duyệt thiết kế và giao cho đơn vị thi công làm. Vậy ai là người có trách nhiệm duyệt những nội dung trưng bày trong đó, có người duyệt không hay duyệt mà cũng không phát hiện ra sự “nhầm lẫn” tai hại này? Để đến nỗi phải có người chụp ảnh đưa lên trang cá nhân, dư luận um xùm lên th́ mới phát hiện ra “nhầm lẫn”.
Sau khi bị dư luận và báo chí đả kích, cuối cùng Tổng cục du lịch mới chịu thừa nhận trách nhiệm của ḿnh: “Để xảy ra sự cố đáng tiếc tại Hội chợ du lịch quốc tế, nhất là trong thời điểm nhạy cảm giữa ta và nước bạn th́ trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Tổng cục Du lịch Việt Nam”.
Đến cả một Tổng cục lớn, với nhiệm vụ “đem chuông đi đánh xứ người” mà c̣n phạm phải sai lầm, cẩu thả, vô trách nhiệm th́ không thể chấp nhận được. Hay họ không cảm thấy rằng đây là một nỗi nhục quốc thể? Ngay cả Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đă đăng đàn nhận xét “Tổng cục du lịch chỉ giỏi hát karaoke” và lên án ngành du lịch tŕ trệ.
Chưa hết nóng mắt v́ ảnh Trung Quốc tại gian hàng Việt th́ người dân lại tá hỏa v́ nho Big C bán nho ghi nguồn gốc Việt Nam dán cờ Trung Quốc.
Big C nhanh chóng khẳng định có sự nhầm lẫn và đă kỷ luật "với h́nh thức cao nhất" đối với nhân viên của ḿnh. Nhưng thực tế có thể như vậy không, khi mà sản phẩm này đă đến tay rất nhiều người tiêu dùng, họ nghĩ ǵ về sản phẩm Việt Nam dưới nhăn Trung Quốc?
Tưởng chỉ có giới kinh doanh mới vô ư vô duyên, chăm chăm lo mối lợi, đến việc một số sách phát triển trí tuệ dành cho trẻ em sử dụng cờ Trung Quốc trong thời gian dài mà không có bất kỳ cơ quan chức năng hay các bậc phụ huynh nào phát hiện ra th́ người dân xứ ta chỉ c̣n nước lắc đầu. Một đứa trẻ lên tiếng thắc mắc cờ Việt Nam không thế mới khiến những người lớn nh́n lại, rùm beng sửa lỗi.
Không chỉ sách tham khảo, ngay trong sách giáo khoa tiếng Việt tập 1, 2 của NXB Giáo Dục cũng không thể hiện 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Hơn nữa, sau khi sự việc được phanh phui, các đơn vị có trách nhiệm lại đổ lỗi cho nhau hay liên tục đưa ra những lư do để bao biện rằng đó là sự "nhầm lẫn" hay không ảnh hưởng đến chất lượng nội dung của sách.
Chưa dừng lại ở sách giáo khoa, nho trong siêu thị, sự nhầm lẫn, không thể phân biệt c̣n mở rộng trên đủ mọi lĩnh vực như vào dịp Tết Quư Tỵ 2013, người dân Hải Pḥng và Hải Dương mua nhầm lồng đèn Trung Quốc có chữ “Tam Sa” và “Nam Sa” bằng tiếng Hoa. Cũng thời gian này, tại TPHCM, một số người bán chậu cây đu đủ giả xuất xứ từ Trung Quốc in bản đồ Việt Nam nhưng không có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hay đầu tháng 3/2013, Công ty TNHH TCIE Việt Nam nhập từ Đài Loan một số sổ tay và lịch bàn in bản đồ Việt Nam nhưng không có 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Chi nhánh VietinBank Ninh B́nh cũng nhập từ Trung Quốc về 100 quả địa cầu in chữ Trung Quốc nói sai về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để tặng khách hàng.
Những sự việc trên có phải chỉ là nhầm lẫn thông thường hay chính là sự "mù văn hóa"? Hoặc nếu có thể nói giảm chuyện "mù văn hóa" th́ đích thị là một sự thiếu ư thức, coi thường công việc, khó có thể nói là có văn hóa.
Sự việc dù muốn hay không cũng đă xảy ra, vấn đề là thái độ và cách xử lư ỡm ờ của cơ quan chức năng. Hàng loạt vụ việc tương tự đă xảy ra trong thời gian qua nhưng chưa thấy các cơ quan chức năng có cách xử lư vấn đề rơ ràng ngoài việc yêu cầu báo cáo.
Trước những sự im lặng đến khó hiểu như thế này, người dân sẽ nghĩ ǵ? Nếu các cơ quan chức năng không có quan điểm xử lư rơ ràng th́ làm sao mong cầu người dân nâng cao ư thức tự bảo vệ văn hóa nước nhà, ngăn chặn văn hóa ngoại lai tác động xấu đến thế hệ trẻ?
Dương Gia