Thế giới chưa bao giờ có chim yến bị nhiễm cúm và cũng chưa có một kết luận khoa học rơ ràng về cơ chế lây lan dịch cúm A/H5N1 trên đàn chim yến.
Chính v́ vậy, việc tiêu hủy chim yến của các cơ quan có thẩm quyền đang khiến người nuôi yến hoang mang.
Lúng túng xử lư
Hiện tại, việc tiêu hủy đàn chim yến bị nhiễm cúm A/H5N1 ở cơ sở Thanh B́nh (trên đường Thống Nhất, TP.Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) của Công ty CP Yến Việt đă hoàn tất theo yêu cầu của cơ quan thú y. Ít nhất gần một nửa trong tổng số khoảng 100.000 con yến bị tiêu hủy. Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Xuân Ḥa thừa nhận: “Cả Bộ NN-PTNT và lănh đạo UBND tỉnh đến nay cũng hết sức lúng túng trong việc xử lư đàn chim yến v́ cả thế giới lần đầu tiên có trường hợp này. Bộ đề nghị tiêu hủy toàn bộ nhưng tỉnh đă có văn bản đề nghị nên xử lư sàng lọc theo 3 bước, cụ thể ban ngày khi chim bay đi th́ xử lư toàn bộ chim non, chim đang ấp rồi tiêu độc khử trùng. Sau đó tiếp tục sàng lọc con yếu. Tiếp theo là xét nghiệm vi rút H5N1 trên đàn chim yến c̣n lại liên tục 7 ngày, âm tính th́ cho tồn tại, dương tính th́ xử lư. Tín hiệu đáng mừng là đến nay tỷ lệ chim chết đang giảm dần, đến ngày hôm qua (21.4) th́ không c̣n chết nữa, con non, con bệnh cũng đă tiêu hủy hết rồi, nhưng biện pháp chống dịch một cách khoa học th́ đến nay vẫn chưa có ǵ cụ thể”.

Ông Nguyễn Xuân B́nh, Giám đốc Cơ quan thú y Vùng 6, cho biết: “Đây là lần đầu tiên xảy ra dịch trên chim yến nên cần phải vừa xử lư vừa giám sát, vừa rút kinh nghiệm. Trước mắt diệt sạch mầm bệnh trong nhà nuôi, tiếp đó theo dơi chặt chẽ, xét nghiệm tiếp tục đối với đàn yến trưởng thành có vẻ bề ngoài khỏe mạnh, sau đó tính tiếp việc xử lư đối với chúng. Cơ quan thú y Vùng 6 tạm chấp nhận phương án xử lư này v́ qua giám sát nhiều ngày cho thấy chim yến khó lây bệnh lẫn nhau v́ kiếm ăn đơn độc và chỉ cặp tối đa một chim khác khi về tổ, tỷ lệ chim yến sống mắc vi rút H5N1 không nhiều qua các xét nghiệm và có thể đó là mẫu lấy từ các chim yến yếu…”. Trong khi đó, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, phát biểu: “Quan điểm của cơ quan thú y TP.HCM khi phát hiện đàn chim yến nuôi có nhiễm vi rút cúm H5N1 th́ sẽ xử lư nhanh gọn, không để phát tán dịch bệnh”.
“Không ai làm như ta là diệt tất”
Đó là khẳng định của TS Dương Văn Ni, chuyên gia về đa dạng sinh học (ĐH Cần Thơ). TS Ni phân tích: “Nh́n lại dịch cúm gia cầm những năm trước đây, chúng ta rất hốt hoảng. Trong khi Thủ tướng Thái Lan lên truyền h́nh ăn gà rán để trấn an người dân th́ chúng ta lại tiến hành tiêu hủy hàng loạt từ các loại gia cầm, thủy cầm, chim nuôi, chim tự nhiên. Người ta hiểu được sâu xa của cơ chế lây lan, từ đó họ đi giải quyết các ổ dịch đúng hướng nên ngành chăn nuôi gia cầm của họ không bị sụp đổ. Cũng bị cúm, nhưng ḿnh lại làm theo một cách hoàn toàn khác là phát hiện ổ dịch th́ khoanh bán kính là mấy cây số rồi tiêu hủy hết, có những chuồng trại không bị dịch cũng tiêu hủy luôn. Trở lại vấn đề chim yến hiện nay ở Việt Nam, tôi cho rằng cần phải nghiên cứu cụ thể, phải biết chính xác rồi mới quyết định. Tôi tin là không có ai làm như cách mà chúng ta đă từng làm và đang làm là diệt tất tần tật như vậy cả”.
Ở góc độ người nuôi, anh Phạm Ngọc Thanh – một người nuôi yến ở Q.9 (TP.HCM), bộc bạch: “Tôi rất ngạc nhiên trước thông tin chim yến bị nhiễm cúm H5N1 và việc tiêu hủy đàn yến một cách vội vàng như vậy là rất đáng tiếc, gây thiệt hại rất lớn đến kinh tế cũng như thương hiệu yến Việt Nam”.
Việc tiêu diệt đàn chim yến đang khiến những người nuôi loài chim này hoang mang. Ông Nguyễn Văn Lăng, chuyên gia trong nghề nuôi chim yến, nói: “Việc tận diệt đàn yến nuôi nếu nhiễm vi rút H5N1 là giải pháp không căn cơ và thiếu cơ sở khoa học. Khả năng lây bệnh của đàn yến đến nay chưa có cơ sở khoa học nào xác định. Nhưng ngay cả khi đặt giả thiết đàn yến có thể gây lây lan dịch bệnh th́ liệu biện pháp diệt đàn yến nuôi có ngăn được dịch không khi mà chim yến bay vô định khắp nơi? Thông tin lây lan dịch bệnh trên đàn yến nuôi chưa rơ ràng, khả năng truyền bệnh cũng chưa có một cơ sở khoa học nào kết luận, do đó biện pháp tiêu hủy đàn yến là quá máy móc và vội vàng”.
Không nên vội vàng
PGS-TS Nguyễn Khoa Diệu Thu – nguyên Trưởng pḥng Công nghệ tế bào sinh vật – Viện Sinh học nhiệt đới (thuộc Viện Khoa học – Công nghệ VN) nói: “Theo kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm của tôi về loài chim yến, tỷ lệ chim chết và hao hụt lúc nào cũng có, đặc biệt chim con rất dễ chết với nhiều lư do khác nhau, trung b́nh tỷ lệ hao hụt khoảng 10-15%. Đối với việc xử lư đàn chim yến nuôi trước dịch cúm gia cầm, quan điểm của tôi là cần phải có cơ quan chức năng xét nghiệm và công bố chính xác để làm cơ sở cho địa phương đưa ra các biện pháp xử lư. Quy tŕnh lấy mẫu cần làm rơ ràng và nghiêm túc, cụ thể cần phải có mẫu lưu được niêm phong, có đầy đủ chữ kư của người nuôi để đối chiếu pḥng khi xảy ra khiếu nại. Người nuôi chim yến hiện nay đầu tư rất lớn trong khi nguồn thu th́ không ổn định, nhiều người chưa có lợi nhuận ǵ, do đó việc xử lư đàn chim yến trước dịch cúm A/H5N1 không thể vội vàng, cần phải thận trọng và hết sức khách quan để hạn chế thiệt hại cho người nuôi chim yến”.
Theo một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, phụ trách lĩnh vực y tế dự pḥng, dịch bệnh tại TP.HCM (xin giấu tên): “Cúm A/H5N1 trên chim yến là khía cạnh c̣n rất mới bởi v́ chim yến thuộc loại động vật hoang dă bay ngoài trời, không phải gia cầm được nuôi nhốt tại chỗ, làm sao quản lư và thực hiện tiêm ngừa cho chim như gia cầm nuôi được? Ngay cả cơ quan thú y trong nước cũng c̣n lúng túng trong việc xử lư khi có thông tin chim yến nhiễm vi rút cúm A/H5N1. Do vậy, việc các cơ quan chức năng đưa ra biện pháp xử lư cần phải hết sức cân nhắc. Ngay cả việc nếu hủy chim th́ tính toán đền bù cho người nuôi thế nào cho hợp lư…
TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu – Giám đốc Trung tâm y tế dự pḥng TP.HCM cho biết: “Thông tin chim yến nhiễm cúm A phải nói là c̣n mới mẻ quá. Do vậy, chúng ta cần cân nhắc trong việc xử lư, để làm sao pḥng tránh được bệnh mà cũng không gây thiệt hại quá nhiều cho doanh nghiệp trong lúc t́nh h́nh kinh tế đang khó khăn. Hiện ở TP.HCM chưa phát hiện trường hợp chim yến nhiễm cúm A/H5N1”.
(BTN)