Được mệnh danh là các ông lớn trên thị trường nhưng nhiều đại gia vẫn đang ngập ch́m trong khó khăn do nợ xấu ngập đầu, ḍng tiền bị ảnh hưởng. Nhiều ông chủ phát ốm v́ các khoản nợ khó đ̣i, phát sinh khi kinh tế khó khăn.
Đau đầu v́ đ̣i nợ
Tâm sự với các cổ đông về công cuộc thu hồi và xử lư nợ xấu tại đại hội cổ đông thường niên 2013 mới tổ chức gần đây, chủ tịch Ngân hàng thương mại Sài G̣n Hà Nội (SHB) Đỗ Quang Hiển cho biết, cá nhân ông ngày đêm đau khổ với nhiệm vụ thu hồi nợ xấu.
Đây là cảnh ngộ mà có lẽ rất nhiều ông chủ doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong 1-2 năm gần đây trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các chính sách thay đổi, các doanh nghiệp, các đối tác thua lỗ, không có tiền để thực hiện nghĩa vụ nợ của ḿnh.
Mặc dù tiến hành thu hồi nợ khá nhanh, nhưng tới cuối 2012, tỷ lệ nợ xấu của SHB vẫn c̣n rất cao so với toàn ngành. Có doanh nghiệp vẫn c̣n nợ SHB tới hơn 4.000 tỷ đồng và tổng nợ quá hạn của ngân hàng này vẫn ngót nghét chục ngàn tỷ.
Để giải quyết nợ xấu (phần lớn được chuyển từ Habubank sang), SHB đă phải trích lập dự pḥng cả ngh́n tỷ đồng và đây là nguyên nhân khiến ngân hàng này có thời điểm thua lỗ lớn, cổ phiếu lao dốc.
Khác về nguyên nhân nhưng cùng chung cảnh ngộ, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng đang vùi đầu vào xử lư các khoản cho vay, bảo lănh, thế chấp, trong đó một phần không nhỏ liên quan tới các doanh nghiệp của một đại gia, từng được mệnh danh là ông trùm ngành ngân hàng - “bầu” Kiên (ông Nguyễn Đức Kiên).
Báo cáo kiểm toán 2012 vừa được công bố cho thấy, ACB có dư nợ đối với các công ty liên quan tới “bầu” Kiên hơn 7.400 tỷ đồng và khoảng 4.000 tỷ tài sản khác.
Trên thực tế, ACB đă cho 6 công ty của bầu Kiên - nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB - vay hơn 3.500 tỷ đồng và một số khoản phải thu khác với các công ty của ông bầu này. Trong phần tài sản mờ khác, ACB có một khoản gân 1.200 tỷ đồng đảm bảo thanh toán cho hai công ty của bầu Kiên; một khoản hơn 750 tỷ đồng liên quan tới vụ lừa đảo hàng ngh́n tỷ đồng của Nguyễn Thị Huyền Như; khoản nợ của Vinalines...
Trong năm qua, Tập đoàn Ḥa Phát (HPG) cũng gặp rắc rối với một khoản phải thu liên quan đến công ty của "bầu" Kiên. Theo đó, năm 2012, HPG đă phải trích lập 164 tỷ đồng cho khoản phải thu trị giá 264 tỷ đồng là khoản chuyển nhượng cổ phiếu trị giá 264 tỷ đồng giữa Thép Ḥa Phát và CTCP Đầu tư ACB - một công ty của ông Nguyễn Đức Kiên đă bị khởi tố và tạm giam.
Trên thực tế, theo Ḥa Phát, ông Nguyễn Đức Kiên chưa thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu số cổ phần này cho tập đoàn và HPG coi khoản đă trả cho "bầu" Kiên là một khoản phải thu, tạm thời trích lập dự pḥng phải thu khó đ̣i 164 tỷ đồng.
Trước đó, giới đầu tư hẳn chưa quên câu chuyện siêu lừa Nguyên Anh Quân với Hanic. Cho đến nay, Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội - Hanic (SHN) vẫn đang loay hoay t́m cách giải quyết hậu quả của “thương vụ” lừa đảo bán đất dự án Thanh Hà (Hà Nội) của Nguyễn Anh Quân - nguyên Giám đốc Công ty BETA- BQP, với món nợ khó đ̣i hơn 300 tỷ đồng.
Do thiếu hụt vốn lưu động và nợ nần lớn, SHN đă lỗ hơn 127 tỷ đồng trong năm vừa qua, lũy kế lỗ lên tới 252 tỷ đồng và “ăn” hết gần 80% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Ăn ngủ với nợ khó đ̣i
T́nh trạng doanh nghiệp lao đao, khổ sở v́ bị nợ nần dây dưa rất phổ biến trong một hai năm gần đây. Nó xảy ra ở rất nhiều doanh nghiệp, từ các tập đoàn như EVN, PVN cho tới các doanh nghiệp lớn nhỏ như STB, SCR, SHN, SHI...
Theo ông Đỗ Quang Hiển, chỉ trong khoảng thời gian chưa đến một năm kể từ khi “đón” Habubank về, SHB đă giảm tỷ lệ nợ xấu từ trên 13% về khoảng 8%. Tuy nhiên, trên thực tế, ông Hiển đă "ngày đêm đau khổ" với nhiệm vụ thu hồi nợ xấu. Phía SHB đă phải dùng đến rất nhiều các loại “vơ”, Đông Tây y kết hợp, từ việc vận động, ŕnh rập cho tới việc phải đưa ra ṭa...
Với các doanh nghiệp, t́nh h́nh “xử lư” nợ có vẻ khó khăn hơn nhiều. Trong trường hợp Ḥa Phát, ban đầu tập đoàn này dự định không trích lập dự pḥng cho khoản phải thu của bầu Kiên. Tuy nhiên, báo cáo 2012 cho thấy, HPG phải bỏ ra 164 tỷ đồng. Cho đến nay, chưa rơ khả năng thu hồi khoản này thế nào bởi phụ thuộc vào kết quả điều tra và thương lượng giữa các bên có liên quan.
C̣n trong trường hợp Hanic, toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp này đă bị đ́nh trệ trong cả năm qua. Hanic dường như không biết “túm” vào đâu trong khi lại là đương sự có tư cách pháp lư để cho các khách hàng mua đất bấu víu.
Các “thương vụ” của Hanic-Anh Quân, HPG-bầu Kiên, ACB-bầu Kiên hay SHB-Vinashines-Vinalines... có thể là những ví dụ điển h́nh về t́nh h́nh vay nợ lằng nhằng, về sự lừa đảo, về hoạt động tín dụng dễ dăi, tín dụng sân sau trong thời vỡ nợ, thời kỳ kinh tế rối ren, đen tối.
Sự dễ dăi trong các chính sách cho vay, cùng với sự bùng nổ của BĐS và chứng khoán trong các năm trước đó đă khiến cho rất nhiều doanh nghiệp đầu tư tràn lan. Điều đáng nói là thực lực có hạn nhưng nhiều doanh nghiệp đă vận dụng nhiều chiêu thức để vay vốn ngân hàng, huy động tiền từ người dân, chiếm dụng vốn lẫn nhau...
Có được tiền, các doanh nghiệp đă tung vào chứng khoán, BĐS, thậm chí cho vay lấy lăi cao hơn, cho vay trên thị trường tín dụng đen... Với nhiều đơn vị, các đợt sóng tài sản có thể giúp họ đạt được lợi nhuận cao nhưng phần lớn đă rơi vào t́nh trạng khó khăn khi kinh tế đảo chiều đi xuống, bong bóng tài sản vỡ hoặc xẹp.
Điều nguy hiểm nằm ở chỗ một khi doanh nghiệp phụ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài, cơ cấu tài chính của doanh nghiệp trở nên mong manh, dễ bị đổ vỡ. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các ngành nghề cốt lơi suy giảm nghiêm trọng.
Cho đến khi nền kinh tế bộc lộ sự yếu kém, các doanh nghiệp đă đồng loạt suy sụp. Khả năng cạnh tranh thấp khiến hàng hóa gặp muôn vàn khó khăn trong xuất khẩu, trong khi cầu nội địa (bao gồm cả đầu tư và tiêu dùng) tụt giảm.
Trong khi sản xuất đ́nh trệ, hàng hóa tồn kho, chi phí đầu vào tăng gây ra thua lỗ th́ các doanh nghiệp ở rất nhiều ngành nghề (như BĐS, vận tải biển, xi măng, sắt thép... ) lại đang nợ rất nhiều. Chi phí tài chính lớn khiến doanh nghiệp lún sâu hơn vào thua lỗ, thậm phá sản rất nhiều.
Một điều đáng lo ngại là, t́nh trạng nợ nần trở nên phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp. Doanh nghiệp nợ ngân hàng, ngân hàng nợ ngân hàng, doanh nghiệp nợ doanh nghiệp, các tập đoàn tổng công ty nợ ngân hàng, nợ dây dưa lẫn nhau. T́nh trạng nợ nguy hiểm tới mức các doanh nghiệp, các ngân hàng... không biết gỡ rối bắt đầu tư đâu và gỡ rối như thế nào.
VEF