Là phóng viên, biên tập viên tạp chí Xa Xứ và quản lư trang web secviet, chuyên dành cho bà con kiều bào ở Séc, ông Dinh tỏ ra thích thú khi được ngắm bộ bàn ghế đá, được đặt bên cạnh bờ suối Lê-nin, là nơi Bác thường ngồi làm việc: “Bộ bàn ghế đá được tạo ra bởi bộ óc rất am hiểu nghệ thuật, từ kích thước, h́nh dáng đến vị trí đặt bàn đều rất hài ḥa. Đó là một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại của một con người vĩ đại”! (?)
Trong trái tim kiều bào luôn có Bác

Kiều bào dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Pác Bó. Ảnh: Phương Linh
Với mỗi kiều bào ở xa Tổ quốc, ngoài tấm ḷng luôn hướng về quê cha đất Tổ, trong trái tim họ luôn in đậm h́nh ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. V́ vậy, khi đến thăm Khu di tích Pác Bó (xă Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong kháng chiến chiều 10-4, nhiều kiều bào đă không nén được xúc động trước cuộc sống dung dị của Người.
Cách đây 72 năm, ngày 28-1-1941, sau 30 năm ra đi t́m đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă trở về Tổ quốc. Người đă chọn Pác Bó làm nơi ở và trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ViệtNam. Chính nơi đây, Người đă đưa ra những chủ trương, quyết định sáng suốt cho cách mạng Việt Nam. Từ mùa Xuân năm 1941, mảnh đất Pác Bó đă trở thành một trong những “điểm sáng” trong phong trào cách mạng Việt Nam với những địa danh nổi tiếng như: Hang Cốc Bó, lán Khuổi Nậm, suối Lê-nin, núi Các Mác… Pác Bó-Cao Bằng là nơi thể hiện đầy đủ nhất về tư tưởng, đạo đức và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những hoạt động cách mạng ở trong nước, là nơi thể hiện đầy đủ nhất sự lănh đạo thiên tài của Người trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Được tận mắt thăm nơi ở và làm việc của Bác Hồ ở Pác Bó, nhiều kiều bào không nén nổi xúc động và bày tỏ sự ngưỡng mộ trước phong cách sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều người tự đặt câu hỏi: “Tại sao trong điều kiện sống khắc nghiệt như vậy mà Bác vẫn lạc quan, vẫn dành trọn trí lực của ḿnh để t́m ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc?”.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, dẫn đầu đoàn kiều bào thăm Hang Cốc Bó. Ảnh: Phương Linh.
Là một trong hai kiều bào tiêu biểu ở Thái Lan được Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài mời về nước tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2013, ông Đặng Văn Dũng, kiều bào ở Thái Lan, cho biết kể từ khi được nhập quốc tịch, ông đă về Việt Nam nhiều lần nhưng chưa lần nào có dịp tới thăm Khu di tích Pác Bó. Thật may mắn hôm nay ông đă có mặt tại mảnh đất Cao Bằng lịch sử này.
Ông Dũng cho biết, ông sinh ra và lớn lên ở Thái Lan. Từ ngày c̣n bé, ông vẫn thường được ông bà, cha mẹ và bà con lối xóm kể những mẩu chuyện nhỏ về phong cách giản dị, ḥa đồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm Người hoạt động cách mạng ở Thái Lan. “Những câu chuyện Bác đi làm ruộng, Bác làm thợ mộc, Bác trồng cây… vẫn được bà con kiều bào thường xuyên kể lại với nhau trong các cuộc gặp mặt, đến nỗi trẻ con chúng tôi ngày đó đứa nào cũng thuộc ḷng nội dung câu chuyện”, ông Dũng bồi hồi nhớ lại.
Khác với tất cả các nhà lănh đạo, nguyên thủ quốc gia trên thế giới, Bác Hồ sống rất thanh đạm, giản dị. Trong hang Pác Bó, ngoài chiếc giường gỗ mộc mạc, không có vật dụng giá trị nào khác. Ông Nguyễn Bá Ngọc Dinh, kiều bào tại Séc tỏ ra thích thú khi được ngắm bộ bàn ghế đá, được đặt bên cạnh bờ suối Lê-nin, là nơi Bác thường ngồi làm việc.
“Bộ bàn ghế đá được tạo ra bởi bộ óc rất am hiểu nghệ thuật, từ kích thước, h́nh dáng đến vị trí đặt bàn đều rất hài ḥa. Đó là một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại của một con người vĩ đại”, ông Dinh giải thích.
Là phóng viên, biên tập viên tạp chí Xa xứ và quản lư trang web secviet, chuyên dành cho bà con kiều bào ở Séc, ông Dinh cho hay, toàn bộ thông tin, h́nh ảnh về chuyến thăm Cao Bằng, trong đó có thác Bản Giốc, Khu di tích Pác Bó sẽ sớm được cập nhật để bà con kiều bào ở Séc nắm được t́nh h́nh trong nước.

Nguyễn Bá Ngọc Dinh trong Đại hội IV. Hội người Việt tại CH Séc, 15/11/2012.
C̣n Vơ Xuân Hoài, Ủy viên Ban chấp hành Hội người Việt Nam tại Pháp, Tổng thư kư Hội Sinh viên tại Pháp và là Phó chủ tịch Hội Cựu du học sinh tại Pháp, rất tự hào v́ ḿnh là người con của vùng đất Nam Đàn (Nghệ An), quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Hoài cho biết, ở Pháp có rất nhiều địa danh nổi tiếng gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ trong những năm Người hoạt động ở đây như di tích “Bếp lửa hồng” hay Tượng đài Bác Hồ. “Thế nhưng, Pác Bó vẫn mang lại cho em những cảm xúc mới lạ. Thật không ngờ, tuy sống trong điều kiện hết sức khó khăn, nhưng Bác vẫn lạc quan, vẫn tin tưởng cuộc cách mạng thành công. Điều đó thôi thúc thế hệ trẻ chúng em phải nỗ lực hơn nữa để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển, giàu mạnh như nhiều nước khác trên thế giới”, Hoài chia sẻ.
Tâm sự của Vơ Xuân Hoài có lẽ cũng là suy nghĩ chung của gần 70 kiều bào, đại diện cho hơn 4,5 triệu kiều bào ở trên khắp thế giới, về nước tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương lần này. Ai cũng bày tỏ mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của ḿnh để xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh như tâm nguyện của Bác Hồ trước lúc đi xa.
Nguồn: QĐND