“ Đi học cho có lệ chứ có tiếp thu được chữ ǵ, chẳng qua muốn hợp thức hóa bằng cấp cho phù hợp với ngành nghề đang làm”. -Một sinh viên Tại chức -Ngành Sinh Học - Đại Học KH Tự Nhiên thẳng thắn nói. Lời tâm sự của sinh viên này đang là một thực trạng nhức nhối hiện nay của ngày giáo dục. Cũng bởi để hợp thức hóa bằng cấp nên nhiều người thay v́ tự học đă đi thuê người đến lớp thay ḿnh.
Học giả, bằng thật
Nhận lời học hộ cho một sinh viên đang làm tại một bệnh viện của tỉnh Quảng Ninh, do điều kiện công tác không thể đi học, tôi thâm nhập vào lớp học với tư cách là một sinh viên hệ tại chức.
Có mặt ở lớp đúng 8 giờ như lịch học ghi trong thời khóa biểu, thế nhưng đập vào mắt tôi là quang cảnh vắng tanh chỉ lác đác một số “sinh viên” lớn tuổi. 30 phút sau không khí lớp học mới trở nên nhộn nhịp hơn.
 |
Một lớp học hệ tại chức |
Là một lớp hệ vừa học vừa làm thế mà tới hai phần người ngồi trong lớp học này đều trẻ măng. Sự áp đảo của những sinh viên đang làm nhiệm vụ “trá h́nh” này khiến cho lớp học hệ tại chức này được “trẻ hóa”.
Để rơ thực hư tôi bắt chuyện với mấy bạn ngồi cạnh và thật không khó để tôi nhận ra những “đồng minh” của ḿnh. Họ toàn là những sinh viên các trường Đại học Văn hóa, Công nghiêp, Y …Với tiền công 50.000 đồng/buổi cho thời gian ngồi học từ 2 tiếng đến hai tiếng rưỡi. Nhiều bạn sinh viên đă kiếm thêm một khoản tiên kha khá để trang trải cho chi phí học tập, sinh hoạt nên dù biết là sai trái nhưng vẫn “nhắm mắt làm liều”.
Nói chuyện chán chê cuối cùng thầy giáo cũng đến lớp. Công việc giảng dạy của thầy giáo bắt đầu và ở bên dưới những sinh viên hệ tại chức cũng bắt đầu công việc của riêng ḿnh.
Là giờ học môn “Chủ nghĩa xă hội khoa học” thế nhưng trên bàn học lại là những quyển tiểu thuyết t́nh cảm, những cái máy tính với đầy đủ các tṛ chơi điện tử phục vụ nhiệt t́nh cho người chơi, những sinh viên không chơi th́ lại biến bàn học thành…chiếc giường ngủ.
Những sinh viên “trá h́nh” th́ tha hồ giải quyết bài tập cho ngành học của ḿnh để tối về có thời gian “trà chanh chém gió”. Một lớp học hội tụ “mỗi người một việc”. Tất nhiên là vẫn có một số sinh viên lớn tuổi chịu khó ghi chép như những con ong cần mẫn.
Từng đi học thuê cho một sinh viên tại chức với thời gian hai năm, bạn Nguyễn Thị Xoan ( K54, Toán Tin, Đại Học Khoa Học Tự nhiên) tỏ vẻ ngán ngẩm với thực trạng học hành theo kiểu hệ tại chức “Chất lượng thấp thậm chí là quá kém, sau 5 năm học đầu ra cũng bằng ầu vào. Đa phần ư thức học tập kém, học theo kiểu nhồi nhét kiến thức, mỗi môn chỉ học 5 đến 6 buổi là thi hết môn. Họ đi học chỉ muốn tăng lương, tăng cấp bậc v́ vậy họ luôn t́m mọi cách liên hệ với thầy cô để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc lấy bằng.”
Tiền lệ tiền tệ
“Đi học cho có lệ chứ có tiếp thu được chữ ǵ, chẳng qua muốn hợp thức hóa bằng cấp cho phù hợp với ngành nghề đang làm. Học phí đắt đă đành, đàng này mệt nhất là tiền đi thầy, cô, tiền quà cáp, mà ḱ nào chả đi. Trước và sau đều đi, nếu không qua lại phải đi tiếp. Có môn tôi phải mất tới 2 triệu mới ổn được. Đó là chưa kể cả tiền đóng cho khoa mỗi ḱ cũng mất 300.000 đồng. Học kiểu này quá tốn kém nhưng cũng đành chấp nhận cho phù hợp với nghề nghiệp. Hầu hết mọi người trong lớp này đều có thu nhập tương đối khá nếu không làm sao mà họ có thể chịu đựng được.” Anh Vũ Đức Quang, sinh viên ngành sinh học hệ tại chức Đại Học Khoa Học Tự Nhiên cho biết.
Không riêng ǵ anh Quang mà chị Chu Thị Xuân (hệ tại chức ngành sinh học ĐHTN) cũng ngán ngẫm với công việc học hành này “ Học kiểu này tốn kém lắm, lại c̣n con cái gia đ́nh nữa. Mặc dù không thuê người học hộ nhưng chi phí đi lại, ăn học cũng quá kinh khủng. Khổ nhất là những môn đi đến 4, 5 lần, tổng cộng cũng phải mất tiền triệu mới qua được.”
Để có được những điều kiện thuận lợi nhất cho ḿnh hầu hết những sinh viên hệ vừa học vừa làm đă t́m mọi cách trao đổi để thầy cô tạo điều kiện tốt nhất cho ḿnh. Họ quan niệm “gặp thời thế thế thời phải thế”. Cho nên chuyện đi thầy cô với họ đă được họ mặc định thành tiền lệ.
Nghe câu chuyện của anh Vũ Đức Quang phải tốn tới 2 triệu cho một môn học, có môn may ra th́ tốn vài ba trăm. Tôi thầm nghĩ không biết để lấy được cái bằng đảm bảo điều kiện hợp thức hóa với nghề nghiệp th́ sinh viên này phải bỏ ra bao nhiêu tiền mới đủ.
T́m “bến đỗ” – ai sẽ làm?
Bảo những sinh viên hệ tại chức phải đi t́m “bến đỗ” th́ có lẽ không được thỏa đáng, bởi lẽ hầu hết những người học tại chức hiện nay họ đều có công ăn, việc làm ổn định (dĩ nhiên vẫn có những người chưa có công việc ổn định nhưng chỉ chiếm số ít). Vậy câu hỏi đặt ra là: Nếu đă có công việc ổn định rồi,th́ họ học làm ǵ cho mệt? Câu trả lời không thể khác là để tăng thu nhập từ nhiều nguồn (lương cứng, các nguồn thu ngoài nhà nước,…). Câu chuyện t́m “bến đỗ” sẽ phù hợp hơn với người đă “đẻ” ra cái hệ tại chức này mà không chịu nuôi dưỡng nó, để nó xuống cấp tới mức có thời điểm nổi lên làn sóng tẩy chay hệ tại chức.
Dẫu biết không nên đỗ hết lỗi lầm lên những người học hệ tại chức mặc dù rơ ràng chất lượng có thấp, và thực trạng th́ quá nhiều tiêu cực. Trong khi đó hệ chính quy sinh viên phải vật lộn với “một núi” kiến thức khổng lồ, họ có năng lực, tŕnh độ thực sự nhưng lại vẫn loay hoay đi t́m “bến đỗ” cho ḿnh cuối cùng rất nhiều người trong số họ đành phải “cập sai bến” chỉ v́ “sóng quá nhiều và mạnh”.
Sau khi học xong buổi học thuê “trá h́nh” này tôi tự hỏi liệu “ con đ̣” tại chức học hành trá h́nh kiểu này th́ đâu mới là bến bờ thực sự của tri thức? Con đ̣ này chỉ có thể ch́m khi mà ở đấy sự dối trá không lên ngôi!
Ngọc Toán