Khác với hiến pháp năm 1992, Dự thảo Hiến pháp lần này (tạm gọi là “Dự thảo”) đưa chương quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương V lên chương II. Đây là một điểm rất phù hợp với thông lệ chung của các nước trên thế giới.
Thông lệ này không chỉ đơn thuần phản ánh việc tôn vinh quyền lợi của nhân dân, mà nó c̣n phản ánh logic của kỹ thuật lập hiến mà một bản hiến pháp hiện đại cần tuân theo. Dự thảo cũng đă bổ sung nhiều quyền quan trọng của con người, của công dân, và tên chương cũng được đổi thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”.
Đây là một bước tiến lớn về mặt kỹ thuật lập pháp đáp ứng được mong mỏi của nhân dân về một đạo luật Mẹ, đạo luật Gốc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đă đạt được, quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Dự thảo c̣n một vài điểm chưa thật phù hợp.
- Điều 30 Dự thảo (sửa đổi, bổ sung Điều 53) quy định: “Công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ư”. Điều này đă thể hiện được h́nh thức dân chủ trực tiếp và đă khẳng định vai tṛ quan trọng của trưng cầu dân ư cũng như ghi nhận quyền của công dân được biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ư, và có thể nói, việc trưng cầu ư dân đối với các vấn đề hệ trọng của quốc gia là một h́nh thức dân chủ trực tiếp ở mức cao nhất.
Tuy nhiên, Dự thảo lần này vẫn chưa bổ sung quy định về quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp như Hiến pháp năm 1946 trước đây. Theo tôi, các quy định về trưng cầu dân ư trong Hiến pháp mới nên kế thừa tinh thần của Hiến pháp 1946 về quyền này của nhân dân, có như vậy nhân dân mới có quyền phúc quyết của ḿnh. Do đó, tôi kiến nghị bổ sung Điều 30 như sau: “Công dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia”.
- Điều 34 Dự thảo (sửa đổi, bổ sung Điều 57) quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh. Nhà nước bảo hộ quyền tự do kinh doanh”. Vậy mọi người ở đây là ai?. Có phải chỉ là công dân Việt Nam hay gồm cả người nước ngoài, người không quốc tịch?.
Theo tác giả được hiểu th́ từ mọi người trong Hiến pháp bao gồm cả công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch. Quy định “mọi người có quyền tự do kinh doanh là không hợp lư”.
Bởi lẽ: Quyền tự do kinh doanh không phải là các quyền con người, quyền con người theo luật nhân quyền quốc tế là các quyền tự nhiên, mọi người sinh ra ai cũng có mà không phụ thuộc vào giới tính, chủng tộc tôn giáo và đặc biệt nhất nó lại càng không phụ thuộc vào quốc tịch của mỗi người. Đó là quyền được bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bất khả xâm phạm về chỗ ở, bí mật về thư tín…
Trong khi đó, đối với quyền tự do kinh doanh không phải chủ thể nào cũng được thực hiện, các quốc gia luôn dành cho công dân nước họ các quyền mà các chủ thể khác không thể có được như quyền chính trị được tham gia ứng cử, bầu cử, được tự do kinh doanh… các chủ thể khác khi kinh doanh họ phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể nào đó chứ không hề có khái niệm tự do kinh doanh cho người nước ngoài hay người không quốc tịch.
Chính v́ những lư do trên, tôi kiến nghị cụm từ “Mọi người” trong Điều 34 phải được thay đổi bằng cụm từ “Công dân” như sau:
“Điều 34:
1. Công dân có quyền tự do kinh doanh.
2. Nhà nước bảo hộ quyền tự do kinh doanh”.
- Điều 39 Dự thảo (sửa đổi, bổ sung Điều 64) tại khoản 1 quy định: “Nam nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng b́nh đẳng, tôn trọng lẫn nhau”.
Tuy nhiên, nếu sử dụng thuật ngữ “Nam, nữ có quyền kết hôn…”, sẽ không đảm bảo quyền kết hôn, lập gia đ́nh, quyền mưu cầu hạnh phúc cho những người đồng tính, những người chuyển giới. Bởi nhóm giới tính “thứ ba” này là một hiện tượng không thể phủ nhận trên toàn thế giới, và họ cũng xứng đáng được hưởng quyền này.
Mặc dù ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa thừa nhận hôn nhân giữa hai người đồng giới. Nhưng theo tôi, nếu thay cụm “Nam, nữ” bằng “Mọi người” th́ sẽ đảm bảo được tính dự liệu của Hiến pháp trước xu hướng thừa nhận hôn nhân đồng tính…
LS. Ngô Thị Kim Trinh (TP.HCM)
.