- Trung Quốc thiếu năng lực kiểm soát biển, không có các căn cứ quân sự ở nước ngoài, thiếu đồng minh, không bảo vệ được các tuyến đường hàng hải.
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa dẫn bài viết ngày 27/3/2013 của tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản với nhan đề “Hải quân TQ không có khả năng bảo vệ các tuyến đường hàng hải quan trọng, cần học hỏi Liên Xô”.
Biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc hộ tống ở vịnh Aden - tiến hành tiếp tế trên biển.
Theo bài báo, các nước luôn có rất nhiều tranh căi về ư đồ của Trung Quốc trong xây dựng hệ thống chống can dự và phá vỡ ṿng vây chuỗi đảo Thái B́nh Dương, nhưng dư luận thường coi nhẹ những vấn đề hiện nay Hải quân Trung Quốc phải đối mặt, chẳng hạn thiếu năng lực kiểm soát biển, không thể tiến hành hộ tống đối với các tuyến đường hàng hải quan trọng của họ.
V́ vậy, Trung Quốc có lẽ sẽ muốn học hỏi Liên Xô/Nga, xây dựng lực lượng tàu chiến kiểm soát biển của ḿnh, nhằm tăng cường khả năng tác chiến đa điểm trên biển, đồng thời bảo vệ tàu bè TQ khi đi xa .
Theo bài viết, Trung Quốc thường vận chuyển những tài nguyên quan trọng nhất trên các vùng biển mà họ chưa kiểm soát thực tế, đồng thời xuất khẩu các hàng hóa thành phẩm tới những khu vực vượt qua phạm vi pḥng vệ của Quân đội Trung Quốc.
Dù Hải quân Trung Quốc cuối cùng có kiềm chế được Hải quân Mỹ ở duyên hải của họ hay không, th́ thử thách lớn nhất, đầu tiên của họ là có khả năng bảo đảm các tuyến đường hàng hải quan trọng của Trung Quốc hay không.
Tư tưởng tàu kiểm soát biển hiện đại có nguồn gốc từ tàu sân bay hộ tống trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tàu sân bay hộ tống là một loại tàu sân bay cỡ nhỏ, tốc độ chậm, mang theo máy bay chủ yếu làm nhiệm vụ săn ngầm.
Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Mỹ dẫn đầu thế giới trong phát triển trên phương diện này. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tàu sân bay hộ tống có thể buộc tàu ngầm Đức nổi lên mặt nước hoặc trực tiếp tiêu diệt nó, thể hiện vai tṛ xuất sắc.
Tàu tấn công đổ bộ USS Essex, Hải quân Mỹ
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ sử dụng tư tưởng tàu kiểm soát biển do tướng Elmo Zumwalt tích cực đề xướng, đă cải tạo vài chiếc tàu sân bay lớp Essex cũ, để nó làm nhiệm vụ săn ngầm.
Đồng thời, Mỹ c̣n tích cực cải tạo tàu tấn công đổ bộ Guam lớp Iwo Jima thành tàu kiểm soát biển. Nhưng dư luận phổ biến cho rằng, hoạt động cải tạo này không thành công lắm. Song, việc thảo luận vấn đề này trong Hải quân Mỹ đă kéo dài tới cuối thập niên 70 và thập niên 80.
Trên thực tế, Mỹ hoàn toàn không cần chế tạo tàu kiểm soát biển chuyên dụng, bởi v́ rất nhiều đồng minh của Mỹ đều đă chế tạo và sẽ tiếp tục chế tạo tàu sân bay cỡ nhỏ, có thể thực hiện nhiệm vụ kiểm soát biển cơ bản trên phạm vi thế giới.
Những tàu sân bay này gồm có tàu sân bay lớp Colossus triển khai ở các nơi trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tàu sân bay Dedalo của Tây Ban Nha và tàu sân bay 16DDH Hyuga hiện có của Nhật Bản.
Mỹ hoàn toàn có thể dựa vào sức mạnh của đồng minh để làm nhiệm vụ hộ tống cho họ. Đồng thời, các căn cứ quân sự của Mỹ phân bố khắp thế giới cũng có thể tiến hành hỗ trợ cho máy bay kiểm soát biển (cất cánh từ mặt đất).
Tàu sân bay trực thăng Hyuga, Lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản.
Trong khi đó, trên phương diện này, Trung Quốc lại không có bất cứ ưu thế nào như vậy. Trước hết, tuy rằng Pakistan về lâu dài muốn chế tạo tàu kiểm soát biển, nhưng trong tương lai gần, họ sẽ không đầu tư vốn để chế tạo tàu kiểm soát biển.
Hơn nữa, Trung Quốc cũng không có căn cứ quân sự tốt để hỗ trợ cho máy bay kiểm soát biển. Về năng lực kiểm soát biển tầm xa, Quân đội Trung Quốc cũng có rất nhiều hạn chế.
Bài viết cho rằng, sự phát triển tàu kiểm soát biển của Liên Xô có ư nghĩa làm bài học cho Trung Quốc. Liên Xô cũ tuy có mức độ lệ thuộc vào thương mại với bên ngoài nhỏ hơn Trung Quốc hiện tại, nhưng hải quân hai nước này có cơ cấu rất giống nhau.
Liên Xô chế tạo tàu sân bay trực thăng lớp Moscow và tàu tuần dương hạng nặng lớp Kiev (mang theo máy bay) làm tàu kiểm soát biển của họ. Những con tàu này hoàn toàn không thiết kế riêng để hộ tống tàu thương mại, mà thiết kế cho tác chiến săn ngầm. Hơn nữa, theo thời gian, lực lượng hàng không của Hải quân Liên Xô đă có được kinh nghiệm từ bản thân tàu cũ, không ngừng cải tạo nâng cấp trang bị mới.
Bài viết kết luận, Trung Quốc đă vượt qua một số bước trung gian, trực tiếp chế tạo tàu sân bay của họ thành một tàu huấn luyện. Nhưng, Quân đội Trung Quốc v́ vậy cũng đă bỏ lỡ cơ hội phát triển một loại trang bị cỡ vừa chi phí ít có thể hỗ trợ cho các hoạt động kiểm soát biển gần. Trong khi đó, thiếu đi loại trang bị này hay trang bị thay thế khác, sẽ làm cho Quân đội Trung Quốc rơi vào cục diện không làm họ hài ḷng và phải lo lắng.
Một khi muốn bảo đảm sự thông suốt cho các tuyến đường hàng hải trong môi trường không tốt, tàu sân bay Liêu Ninh chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ ở 1 khu vực trong 1 lần, thời gian thực hiện nhiệm vụ rất hạn chế.
Theo một số học giả quân sự TQ, về lực lượng hàng không của hải quân, học phương pháp phát triển mang tính cách mạng của Liên Xô có thể hỗ trợ rất lớn cho Quân đội Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc
theo gd