Nhiều người không nói lời xin lỗi v́ họ cảm thấy được trao quyền lực và sự kiểm soát.
Khi gây ra lỗi lầm với người nào đó, chúng ta thường nói ra lời xin lỗi để cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải ai cũng hành động như vậy, nhiều người cảm thấy khó khăn khi nói lời xin lỗi dù họ nhận ra sai lầm.
 |
Ảnh minh họa: NPR. |
Nhóm nhà khoa học Tyler G. Okimoto, Michael Wenzel và Kyli Hedrick thuộc Đại học Queensland, Australia vừa có báo cáo lư giải nguyên nhân hiện tượng trên, sau khi họ t́m hiểu về những ǵ diễn ra trong tâm trí người từ chối nói lời xin lỗi.
"Chúng tôi thấy rằng, nếu ai đó không nói xin lỗi sẽ khiến họ cảm thấy tốt hơn, nhưng thật kỳ lạ là từ chối nói lời xin lỗi cũng không khiến họ buồn bă. Trên thực tế, trong vài trường hợp, nó c̣n giúp cảm thấy tốt hơn là nói lời xin lỗi",
NPR dẫn lời ông Okimoto cho biết trong một buổi phỏng vấn.
Okimoto và đồng nghiệp khảo sát trên 228 người Mỹ và yêu cầu họ nhớ lại những điều họ đă làm sai trong khoảng thời gian nhất định. Hầu hết những người này chủ yếu nhớ các lỗi nhỏ, chỉ một số lỗi lớn được họ ghi nhớ, bao gồm cả trộm cắp.
Sau đó nhóm nghiên cứu yêu cầu họ nói lời xin lỗi với việc họ gây ra. Các nhà khoa học nhận thấy, nhiều người từ chối xin lỗi.
"Khi bạn từ chối nói lời xin lỗi, nó thực sự làm cho bạn cảm thấy ḿnh được trao quyền. Đó là quyền lực và sự kiểm soát, điều này thậm chí c̣n lớn hơn cả giá trị bản thân", ông Okimoto cho biết.
Duy Tuấn
VnExpress