Nếu tổ chức, cá nhân đưa ra các dự báo khí tượng thủy văn sai sẽ bị xử phạt hành chính, nặng sẽ rút giấy phép. Ấy thế nhưng cơ quan khí tượng của nhà nước có dự báo sai th́ chẳng qua đó là thời tiết quá khó lường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ư kiến về Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ. Ở phần quy định xử phạt về lĩnh vực khí tượng thủy văn có quy định xử phạt các cá nhân, tổ chức hoạt động không đúng giấy phép được cấp, không cung cấp thông tin chính xác cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu, đưa tin sai lệch, không trích nguồn, đưa tin về các dự báo thời tiết (áp thấp nhiệt đới, băo, lũ) không do các cơ quan chức năng cấp…
Tuy nhiên, Nghị định lại không có quy định xử phạt, hay quy định trách nhiệm của cá nhân, tập thể tại các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn của nhà nước, khi cơ quan này đưa ra các dự báo sai lệch dẫn đến thiệt hại về tính mạng, tài sản của người dân, tổ chức, doanh nghiệp…
Đường đi của báo Sơn Tinh hồi tháng 10/2012 (ảnh lớn) được đưa ra "hoàn toàn chính xác" sau khi băo đă đổ bộ vào đất liền. Trong khi dự báo đưa ra ngày 25/10 (ảnh góc phải) là băo đổ bộ vào Quảng B́nh tới Quảng Trị.
Tại sao lại có cái sự nghịch dị mẫu thuẫn đến vậy? Cơ quan của nhà nước hoạt động bằng tiền thuế của dân dự báo sai lẽ ra tội phải gấp hai ba lần tổ chức, cá nhân, tự bỏ tiền túi làm cái việc "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" là dự báo thời tiết. Nói thế là không hiểu những nỗi vất vả, khó khăn của công chức dự báo thời tiết. Này nhé, nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, lụt báo lắm, một năm có 12 tháng th́ có tận 4 mùa, thành ra thiên tai rất phức tạp, chả thế mà các cụ xưa đă đúng kết thành châm ngôn rằng th́ là “thay đổi như thời tiết”. V́ thời tiết “chảnh” quá mà, nên có dự sai âu cũng là lẽ thường t́nh.
Mà giả sử có quy trách nhiệm mà phạt th́ phạt ai bây giờ? Nhớ nhé, trách nhiệm là trách nhiệm tập thể chứ không phải riêng ai, v́ thiết bị và con người của chúng ta c̣n thiếu và yếu, do diễn biến phức tạp của thời tiết, và cơ bản dự báo vẫn chỉ là cảnh báo và dự đoán chứ đâu có ai khẳng định về các hiện tượng thiên nhiên bao giờ. Nếu chắc chắn th́ đâu ai c̣n gọi là… dự báo!
Thế nên người dân chúng ta vẫn thông cảm. Như hiện tượng mưa đá đang tàn phá các tỉnh miền núi phía Bắc mấy ngày qua, cái sự được cho là “không lường trước được”. Trong các dự báo của ḿnh, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương chỉ dám nói “trong cơn giông có thể có kèm theo mưa đá”, c̣n đá to hay nhỏ, nhiều hay ít, ngắn hay dài, xảy ra bao nhiêu ngày, ở những đâu… th́ chỉ khi nào xảy ra mới báo được. Hậu quả của những trận mưa đá khủng khiếp đó là hàng hàng chục người bị thương, hàng trăm ngàn ngôi nhà bị tàn phá trơ khung gỗ, hoa màu nát bươm… Sau đó, ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc của Trung tâm này phải lên tiếng thừa nhận với báo giới rằng: “Cho tới nay nước ta chưa có đủ khả năng để dự báo chính xác có mưa đá hay không”, ông này cũng không quên nói thêm rằng, các nước tiên tiến trên thế giới cũng không phải là ngoại lệ (cũng không dự báo được chính xác).
Hay như việc dự báo đường đi, cường độ gió, lượng mưa của cơn băo Sơn Tinh hồi tháng 10/2012, khi đó dự báo đưa ra là băo giảm cường độ th́ ngay lập tức nó tăng hẳn 1, 2 cấp. Về hướng đi, ban đầu băo được dự báo đổ bộ vào Quảng B́nh, sau đó là Hà Tĩnh – Thanh Hóa, rồi Thái B́nh, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Pḥng, một ngày trước khi băo đổ bộ Trung tâm dự báo khí tượng vẫn chưa thể xác định chính xác vị trí băo sẽ hoành hành. Việc dự báo thiếu chính xác đă làm nhiều tỉnh chủ quan, và khi chịu ảnh hưởng của báo th́ không kịp trở tay, cuối cùng cái sự phức tạp này đă cướp đi sinh mạng của ít nhất 9 người, hơn 40 người bị thương, 8 người mất tích, hàng ngh́n km đê bị vỡ, sụt lún. Tháp truyền h́nh cao nhất miền Bắc đặt ở TP Nam Định cũng bị quật đổ…
Cái sự phức tạp, dự báo thiếu chính xác đó được ông Bùi Văn Đức, Tổng giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương nói là: “Chúng tôi đă làm hết sức ḿnh. Trong các bản tin, chúng tôi phải cân nhắc rất kỹ v́ nói cho dân th́ chỉ được chọn một cái, đưa ra nhiều t́nh huống th́ bà con biết đường nào mà chọn”, và cái kết là của ông Đức là: “Dự báo chỉ là dự báo thôi”.
Cũng không ít lần tàu thuyền của ngư dân đang hoạt động trên biển được thông báo đường đi của băo để tránh những lại “lao vào tâm băo”. Điển h́nh như dự báo băo Chanchu hồi tháng 5/2006, trong khi thế giới dự báo băo đi hướng Bắc, th́ các đài khí tượng của ta vẫn một mực khẳng định băo đi hướng “Tây - Tây Bắc” và hướng dẫn tàu bè nên đi lên hướng Bắc để tránh, nào ngờ lại tránh ngay tâm băo. Kết quả là, hàng trăm tàu bị đắm, kéo theo hàng trăm ngư dân chết và mất tích… Vẫn với những phản ứng thường lệ, cơ quan khí tượng vẫn một mực khẳng định họ làm đúng quy tŕnh, quy chế, họ không có lỗi ǵ cả.
Hay như trận “đại hồng thủy” nhấn ch́m Thủ đô Hà Nội năm 2008, khi cái dự báo hôm sau trời tạnh mưa, hửng nắng được lặp lại nhiều lần, trong nhiều ngày, nhưng hôm sau khi người dân thức dậy th́ trời vẫn đổ mưa, thậm chí c̣n nặng hạt hơn…
Cũng may cho những người làm khí tượng là họ đang sống và làm việc ở Việt Nam, nên sau mỗi thảm hỏa thiên nhiên đó, họ chỉ phải lo tổ chức hội nghị, hội thảo để “rút kinh nghiệm”, chứ không phải lo ra ṭa v́ bị khởi tố với tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (dù không cố ư).
Thế nên, bạn đừng hỏi tại sao Việt Nam được xếp thứ 2 về chỉ số hạnh phúc trên tổng số 151 quốc gia và vùng lănh thổ được khảo sát. V́ ở ta làm việc chủ yếu là tùy tâm, c̣n thời tiết thay đổi bất ngờ ai biết trước được, dù sao ta cũng không thẹn với ḷng ḿnh v́ đă làm hết ḷng, hết sức, hết khả năng rồi, và cũng v́ đă tận tâm vậy rồi nên có lẽ những người xấu số tử nạn trong các thảm họa đó cũng thứ tha cho ta. Dù sao, người Việt ta cũng tự hào v́ có ḷng vị tha sâu sắc.
Phạm Thanh
theo PNTD