Độc đáo phong tục "thờ hồn sống", "treo quan tài lơ lửng" - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 03-30-2013   #1
Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Romano's Avatar
 
Join Date: May 2007
Posts: 127,700
Thanks: 9
Thanked 6,414 Times in 5,376 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 36 Post(s)
Rep Power: 162
Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Default Độc đáo phong tục "thờ hồn sống", "treo quan tài lơ lửng"

Tục “thờ hồn sống” là một trong những phong tục của người Pa Kô được ǵn giữ từ ngàn đời xưa đến nay. Người Pa Kô quan niệm rằng, thần Bổn mạng (Yang cơt) chính là vị thần tối cao sinh ra con người và trong mỗi người đều có linh hồn.
Pa Kô - tiếng Việt có nghĩa là "người bên núi", nhưng trong truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc mà người Pa Kô lưu truyền cho con cháu từ đời này sang đời khác được ông Hồ Văn Hạnh - Bí thư Đảng ủy xă Hồng Trung kể lại, tổ tiên người Pa Kô lại không hề ở "bên núi" chút nào. Ông kể: "Ngày xưa, lâu lắm rồi, người Pa Kô làm ăn sinh sống ở một khu vực gần với biển, với ruộng đồng. Nơi đồng bào sinh sống c̣n có một đồng bào anh em khác nữa. Qua năm tháng, người Pa Kô và người anh em láng giềng vẫn sinh sống ḥa thuận, rồi th́ xuất hiện hai người nhà giàu - chủ thể của đất họp bàn để nhường phần đất đang sinh sống lại cho một trong hai người làm kinh đô - lập quốc. Một cuộc thi thố đă được thống nhất giữa hai "người láng giềng" - xây một ṭa thành trong ṿng một đêm, ai thua th́ phải nhường lại "kinh đô" của ḿnh cho "đối phương" đi t́m một vùng đất mới.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cũng như bao tộc người của dân tộc Việt Nam, người Pa Kô cũng có những sinh hoạt văn hóa phong tục riêng. Trong đó những nghi lễ về tang ma là một nét độc đáo trong truyền thống phong tục của tộc người này.
Tục “thờ hồn sống” là một trong những phong tục của người Pa Kô được ǵn giữ từ ngàn đời xưa đến nay. Người Pa Kô quan niệm rằng, thần Bổn mạng (Yang cơt) chính là vị thần tối cao sinh ra con người và trong mỗi người đều có linh hồn.
Tục “thờ hồn sống” được bắt đầu từ khi đứa trẻ chào đời được một tháng tuổi. Lúc đó, ba mẹ làm lễ cúng đặt tên cho đứa trẻ để báo với các vị thần, tổ tiên về sự hiện diện của đứa trẻ trên thế gian. Thầy cúng Côn Nam, thôn Pa Ling (A Vao, Đakrông), cho biết: “Có nhiều người phải "thờ hồn sống" ngay từ nhỏ, bởi v́ hay ốm đau, mong muốn có được thần Bổn mạng che chở, cho sức khỏe tốt. Khi lớn lên, tùy theo từng hoàn cảnh, điều kiện và ước muốn của từng người mà lựa chọn h́nh thức thờ phụng "hồn sống”.
Trong phong tục "thờ hồn sống" của người Pa Kô, có một điều đặc biệt đó là người phụ nữ được thờ thần Bổn mạng qua nhiều giai đoạn hơn so với nam giới, từ hiện vật là cái áo, khăn tay…đến cái bát lên thành Ruông- Rốp, nâng tiếp thành Ruông- Cưa, Ruông- Pin, Hing và cao nhất là Luông (một vị trí thờ đặt ở nơi cao nhất, trang trọng nhất trong nhà). Đối với nam giới, từ cái bát bỏ qua ba giai đoạn của phụ nữ để lên thẳng Hing đến Luông. Tất nhiên, để đi đến tận cùng giai đoạn cao nhất trong "thờ hồn sống" cần phải có người thầy cúng tài cao, đức trọng mới đủ tư cách thu phục Bổn mạng, đưa "hồn sống" lên vị trí cao nhất.
Trong đời sống, người Pa Kô luôn đề cao, tôn trọng vai tṛ người phụ nữ. V́ thế, khi “thuyền theo lái, gái theo chồng” th́ bố mẹ đẻ vẫn phải có trách nhiệm "thờ hồn sống" cho con gái ḿnh. Khi bố mẹ đẻ qua đời th́ trách nhiệm này chuyển sang cho chú, anh trai, em trai thờ phụng. Người Pa Kô luôn ǵn giữ và lưu truyền tục "thờ hồn sống" để mọi người đi đâu, làm ǵ cũng đều nhớ về nguồn cội, có trách nhiệm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống. Khi người phụ nữ về nhà chồng được 2- 3 năm và có ước nguyện chuyển "hồn sống" ḿnh sang thờ tự ở nhà chồng th́ phải làm lễ đón "hồn sống" từ nhà ba mẹ đẻ sang nhà chồng. Để hoàn thành ước nguyện, bên cạnh sự đồng ư hai gia đ́nh, đ̣i hỏi cả hai nhà phải có kinh tế khá giả, bởi việc tổ chức lễ cúng đưa- đón "hồn sống" diễn ra với nhiều nghi thức cầu kỳ và lễ vật tốt kém.

Nghi lễ này diễn ra trong thời gian một ngày, một đêm, gồm có 3 phần. Phần thứ nhất làm lễ tiếp thầy, sau đó cả thầy và chủ nhà thực hiện nghi thức như nhau là tŕnh tổ tiên, gia tiên. Tiếp đó, thầy cúng tŕnh các thần che chở, niệm các bài tụng trong phép cúng. Trong quá tŕnh cúng, thầy cúng thực hiện 28 bài tụng, kết hợp nhảy, múa thể hiện các động tác liên quan đến đời sống sinh hoạt và lao động của người Pa Kô. Phần thứ 2 là rước hồn vào nhà, phần 3 là dựng Luông. Cứ theo từng phần, đồ lễ vật nhiều hơn, to hơn và đa dạng hơn, cách cúng cũng cầu kỳ phức tạp hơn. Theo quan niệm người Pa Kô, khi đưa "hồn sống" lên vị trí cao nhất trong "thờ hồn sống" của ḿnh là họ đă hoàn thành tâm nguyện, từ đó sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, nhưng quan trọng hơn cả là họ sẽ luôn được các thành viên trong gia đ́nh, họ tộc nhớ đến và bản thân họ cũng luôn nhớ về nguồn gốc của ḿnh.

Một phong tục ḱ lạ khác của người Pa Kô là tục tang treo. Người Pa kô bao đời nay vẫn c̣n lưu giữ tục táng treo vô cùng kỳ lạ. Đến một chu kỳ nhất định, họ khai quật mả người chết lên, sau đó bỏ vào những cái A Pổ (cái tiếu) rồi đặt nằm rải rác trên mặt đất suốt năm tháng. Nhưng kỳ lạ, sau khi an táng treo, người dân trong làng sẽ bị cấm đến nghĩa địa để thăm viếng mộ người nhà. Nếu để người làng bắt được, họ sẽ bị bắt vạ. Xung quanh tục táng treo này, tồn tại rất nhiều câu chuyện kỳ bí đến rợn người.
Người chết được chôn xuống đất sau 3-5 năm, thậm chí đến 10 năm th́ được cất lên làm lễ cải táng rồi đưa vào trong những cái Piêng (lăng mộ). Điều đặc biệt là trước đó, những chiếc quan tài sẽ được treo lơ lửng giữa không gian.
Mỗi Piêng có ít nhất 3 tiểu, bởi theo tập tục, mỗi lần cải táng phải từ 3 người trong họ trở lên. Được biết, để lễ cải táng diễn ra một cách thuận lợi, gia đ́nh nhà có người đă khuất cử người con trai cả băng rừng vượt núi đi gọi họ hàng, anh chị em thân thích sống du canh du cư dọc dăy Trường Sơn về dự. Dù xa xôi đi mấy chăng nữa, người thân vẫn phải tề tựu đầy đủ, không thiếu sót một người. Lễ nghi này thể hiện ḷng biết ơn, kính trọng của con cháu đối với đấng sinh thành.
TM
Romano_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	then.jpg
Views:	14
Size:	42.6 KB
ID:	455362
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC5

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 18:57.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09953 seconds with 12 queries