- Báo chí Hong Kong ngày 27/3 dẫn lời các chuyên gia quân sự cho biết việc hải quân Trung Quốc luyện tập đổ bộ ở tận cực nam Biển Đông là một hành động "phô trương chủ quyền khác thường" đối với đường chín đoạn phi pháp, xưa nay chưa từng có.
Hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông (Nguồn: AP)
Trong số các nước có tranh chấp với Trung Quốc tại vùng Biển Đông, Malaysia gần đây luôn cố tránh trực diện với Trung Quốc, song lập trường này vẫn không giúp Kuala Lumpur tránh khỏi việc bị Bắc Kinh khiêu khích. Đây là kết luận có thể rút ra được từ sự kiện Hải quân Trung Quốc hôm 26/3 không ngần ngại đến phô trương thanh thế ngay tại một rạn san hô ở vùng cực Nam Biển Đông mà Malaysia tuyên bố chủ quyền.
Tiểu hạm đội gồm 4 tàu chiến do tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn dẫn đầu đă đến khu vực rạn san hô James Shoal (Việt Nam gọi là Tăng Mẫu), chỉ cách Malaysia 80 km, cách Brunei gần 200 km, và cách xa bờ biển Trung Quốc đến 1.800 km. H́nh ảnh lưu truyền trên mạng Internet cho thấy thủy quân lục chiến Trung Quốc ồ ạt đổ bộ lên bờ biển với sự hỗ trợ của tàu chạy bằng đệm hơi và trực thăng xuất phát từ chiếc Tỉnh Cương Sơn.
Theo báo South Morning China Post của Hong Kong, đây là vị trí ngay sát ranh giới của cái gọi là "đường chín đoạn" (hăy đường lưỡi ḅ) mà Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền, song bị cộng đồng quốc tế bác bỏ.
Trả lời nhật báo South Morning China Post số ra ngày 27/3, chuyên gia phân tích quốc pḥng cao cấp Gary Li, thuộc hăng tư vấn IHS Fairplay tại Luân Đôn, nhận định: "Đây là thông điệp mạnh mẽ khác thường: Lực lượng đặc nhiệm này được cử đi trong khuôn khổ một vai tṛ tác chiến mới, khác với các vụ tuần tra trước đây của Hải quân Trung Quốc trong khu vực".
Theo ông Li, lần này "không phải chỉ là một vài tàu thâm nhập vào chỗ này hay chỗ khác, mà là nguyên một chiếc tàu đổ bộ loại thiện chiến chở theo thủy quân lục chiến cùng thuyền cao tốc chạy trên đệm hơi, được các tàu hộ tống thuộc loại tốt nhất trong hạm đội Trung Quốc đi theo".
Không những thế, lực lượng đặc nhiệm đổ bộ này c̣n được máy bay phản lực chiến đấu đi theo bảo vệ. Ông Li khẳng định một hành động phô trương lực lượng như vậy, cả về số lượng lẫn chất lượng, chưa từng diễn ra ở một khu vực xa xôi tận miền cực Nam Biển Đông này. Thông tin về vụ việc trên đă khuấy động giới chức quân sự trong khu vực. Một tùy viên quân sự theo dơi sát t́nh h́nh đánh giá rằng đó là một hành động phô trương chủ quyền khiến ai cũng phải bàn tán.
Đường lưỡi ḅ theo tuyên bố của Trung Quốc
Trong khi đó, Hội thảo quốc tế với chủ đề “Biển Đông: Nhân tố trung tâm của ḥa b́nh và an ninh khu vực châu Á - Thái B́nh Dương” diễn ra từ ngày 13 - 15/3, tại thành phố New York của Mỹ với sự tham dự của các học giả, luật sư, chuyên gia nghiên cứu đầu ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu đến từ Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Philippines và Việt Nam cũng đă có những nhận xét về Trung Quốc.
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Christopher Hill, hiện là Hiệu trưởng trường Nghiên cứu Quốc tế Josef Korbel, Đại học Denver, cho rằng Trung Quốc có vai tṛ quan trọng trong giải quyết tranh chấp tại Biển Đông. Theo ông, Trung Quốc không có lợi ǵ khi làm gia tăng thêm căng thẳng với các quốc gia láng giềng, các quốc gia có quan hệ gắn bó, thân thiện với ḿnh từ lâu.
Giáo sư Robert Beckman, Đại học Quốc gia Singapore cũng cho rằng Trung Quốc nên tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp hiện nay.
"Trung Quốc là mối đe dọa"
Dự thảo sách Xanh Nhật mới được công bố gần đây cũng đă nhận xét Trung Quốc là mối "đe dọa". Hăng tin Kyodo dẫn Dự thảo Sách Xanh Ngoại giao thường niên của Nhật Bản cho biết nước này đang phải đối mặt với "những mối đe dọa" về lănh thổ, lănh hải và không phận khi tàu Trung Quốc thường xuyên đi vào vùng lănh hải của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông.
Dự thảo nêu rơ quan ngại của Nhật Bản về việc Trung Quốc tăng cường quân sự cũng như việc Bắc Kinh gia tăng các hoạt động trên biển.
Ngoại trưởng Nhật trong 1 bài phỏng vấn gần đây trên kênh truyền h́nh quốc gia NHK cũng đă khẳng định sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa không chỉ riêng đối với Nhật Bản mà cả toàn bộ khu vực châu Á.
Ông Fumio Kisida lưu ư rằng Tokyo đặc biệt quan ngại trước việc Bắc Kinh tăng chi tiêu quốc pḥng cũng như các hoạt động tích cực của lực lượng hải quân Trung Quốc.
Minh Minh (Tổng hợp từ Vietnam Plus, GDVN, ĐVO)